Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp là điều xảy ra thường xuyên trong nhiều vấn đề. Và khi nhắc đến tranh chấp thì đất đai - một trong những loại tài sản có giá trị cao thường xuyên được xuất hiện. Có thể thấy rằng các vụ tranh chấp liên quan đến đất đai thường xuyên diễn ra hơn những loại tài sản khác. Luật sư tư vấn đất đai xin đưa ra một số thông tin đối với vấn đề tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai mà các bạn có thể gặp để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Tranh chấp đất đai thừa kế
Câu hỏi khách hàng: Năm 1997, tôi được ông H và bà M nhận làm con nuôi. Cha mẹ nuôi tôi có 3 người con khác trong thời gian hôn nhân. Nay cha mẹ tôi mất không để lại di chúc và tài sản để lại là mảnh đất nông nghiệp với diện tích 1482m2. Tuy nhiên các anh chị em tôi lại không cho tôi nhận phần thừa kế của ông bà để lại với lý do tôi chỉ là con nuôi. Xin hỏi trong trường hợp này tôi có quyền được hưởng thừa kế và cần làm gì để có thể hưởng phần thừa kế này?
Hướng giải quyết: Trong trường hợp của anh/chị, do cha mẹ mất mà không để lại di chúc nên theo Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 việc phân chia di sản thừa kế sẽ tiến hành thừa kế theo pháp luật. Khi đó, pháp luật sẽ quy định những người được hưởng thừa kế theo pháp tại Điều 651 Bộ luật này, cụ thể:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Do đó trong trường hợp trên, con nuôi năm trong hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật nên vẫn được hưởng thừa kế. Theo khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tranh chấp về thừa kế về tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Để đòi lại quyền hưởng thừa kế đất đai quý anh/chị cần nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có bất động sản để giải quyết tranh chấp.
Xem thêm: Quyền thừa kế đất đai không có di chúc
2. Tranh chấp đất đai trong trường hợp đứng tên giùm
Câu hỏi khách hàng: Năm 2010 tôi có nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với diện tích 2500m2. Khi đó tôi đang định cư và có quốc tịch nước ngoài nên chưa đủ điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên. Do đó tôi đã nhờ người bạn là P đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thay cho mình. Đến năm 2018 tôi trở về nước sinh sống và đã có đủ điều kiện sở hữu quyền sử dụng đất nêu trên nhưng khi đó bà P lại không đồng ý trả lại. Liệu tôi có thể đòi lại tài sản trong trường hợp này không?
Hướng giải quyết: Hiện nay việc đứng tên giùm khi mua bán, chuyển nhượng đất đai chưa được Luật đất đai và Bộ luật dân sự hiện hành công nhận. Tuy nhiên việc đứng tên giùm trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn thường xuyên xảy ra. Nhiều trường hợp không có các giấy tờ cụ thể chứng minh việc nhờ người đứng tên giùm, do đó tranh chấp thường xảy ra khi người được nhờ đứng tên muốn chiếm hữu tài sản này.
Trong trường hợp của quý khách hàng, việc đưa ra các bằng chứng về việc nhờ người đứng tên giùm đối với quyền sở hữu đất đai như giấy tay, hình ảnh, bản ghi âm, tin nhắn trò chuyện… là điều cần thiết. Nếu không có các bằng chứng chứng minh việc nhờ đứng tên giùm quý khách hàng sẽ khó có thể đòi lại tiền mua đất của mình Khi có các giấy tờ chứng minh quý khách hàng có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
3. Tranh chấp đất đai khi ly hôn
Câu hỏi khách hàng: Tôi cùng chồng kết hôn năm 2010, trong quá trình chung sống chúng tôi có phát sinh mâu thuẫn vì lý do chồng tôi có người khác. Mặc dù đã cố gắng hàn gắn nhưng không có hiệu quả, nay chúng tôi quyết định ly hôn. Trong thời kỳ hôn nhân tôi được gia đình nhà mẹ ruột tặng cho mảnh đất với diện tích 600m2. Khi ly hôn tôi không muốn chia tài sản này với chồng mình vì đây là tài sản do cha mẹ mình cho thì có được pháp luật chấp nhận hay không?
Hướng giải quyết: Theo nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn, tài sản riêng của ai người đó sẽ giữ, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi. Nếu chị có các giấy tờ chứng minh được mảnh đất mà cha mẹ mình cho là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì tài sản này không phải phân chia khi ly hôn. Ngược lại nếu đây là tài sản chung thì sẽ được chia đều theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, ở trường hợp ở đây do chồng chị có yếu tố ngoại tình nên theo nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn Điều 59 Luật hôn nhân gia đình quy định: “Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Trong trường hợp chồng chị ngoại tình và tài sản đất đai đó là tài sản chung thì Tòa án vẫn có thể xem xét chia phần nhiều hơn về phía chị.
Qua một số các giải đáp thắc mắc đến từ Luật sư tư vấn đất đai, chúng tôi hy vọng quý khách hàng đã biết rõ hơn về một số trường hợp tranh chấp đất đai thường thấy. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ cùng đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất. Trân trọng!
Liên hệ qua hotline:
094 221 7878 - Ls Trần Trọng Hiếu trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;
096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
- Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;
- Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh.
Liên hệ qua Zalo – Facebook:
Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office
Liên hệ qua email:
- Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai không sổ đỏ(26/01/2022)
- Thủ tục tố tụng khi tranh chấp đất đai có sổ đỏ hiện nay(17/02/2022)
- Sổ đỏ là gì? Sổ đỏ hay "sổ hồng" có giá trị pháp lý cao hơn?(15/07/2024)
- Những lưu ý giải quyết tranh chấp đất đai khi luật mới có hiệu lực(04/08/2024)
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất(27/02/2022)