10.797222346,106.677222250

Chia tài sản thừa kế khi chồng và bố chồng cùng mất

24/11/2023 - 04:11:59 PM | 96

Chia tài sản thừa kế trong trường hợp con của người để lại di sản và người để lại di sản mất cùng một thời điểm là một vấn đề phổ biến trong xã hội ngày nay. Thông qua tình huống dưới đây, luật sư tư vấn dân sự sẽ giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng xoay quanh về vấn đề pháp lý này cũng như hướng giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Tình huống: Bố mẹ chồng tôi có một tài sản là diện tích nhà đất khoảng 150m2. Tuy nhiên, chồng và bố chồng tôi cùng mất trong một vụ tai nạn giao thông và không để lại di chúc. Nay em chồng của tôi đem bán và không cho mẹ con tôi ở trong nhà. Vậy tôi và hai đứa con có được chia tài sản thừa kế đó không?

1. Ai được chia tài sản thừa kế khi chồng và bố chồng cùng mất?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, người mất không để lại di chúc thì những người thừa kế sẽ được thừa kế theo pháp luật. Do đó, theo điểm a khoản 1 Điều 651 và Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

…”

Điều 652. Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Như vậy, những người được chia tài sản thừa kế đối với phần tài sản thuộc quyền sở hữu của bố chồng chị, gồm: mẹ chồng chị nếu bà còn sống, em chồng của chị và chồng chị. Nhưng do chồng chị đã mất nên hai người con chị sẽ được thừa kế thế vị. Người em chồng đem bán và không cho mẹ con chị ở trong nhà là không phù hợp với quy định của pháp luật.

Xem thêm: Quy định của pháp luật về thừa kế thế vị

2. Chia tài sản thừa kế khi chồng và bố chồng cùng mất theo pháp luật

Do đây là tài sản chung của bố mẹ chồng chị nên sau khi bố chồng chị mất và nếu mẹ chồng chị còn sống, quan hệ hôn nhân giữa họ sẽ chấm dứt theo Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Việc chia tài sản thừa kế là tài sản chung của vợ chồng thực hiện theo quy định tại Điều 66 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

"Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

.…”

Trong trường hợp không có thỏa thuận về chế độ tài sản, mảnh đất là tài sản chung của ông bà nên về nguyên tắc sẽ được chia đôi, tức mỗi người có quyền sở hữu với diện tích đất là 75m2. Về chia tài sản thừa kế không có di chúc, thời điểm mở thừa kế đối với 75m2 đất của ông là thời điểm ông mất.

Trường hợp này chỉ cần lấy di sản thừa kế của người chết chia đều cho các đồng thừa kế như đã phân tích. Cụ thể, di sản của bố chồng chị được chia như sau: mẹ chồng chị, em chồng chị và chồng chị mỗi người được hưởng thừa kế là 25m2. Do chồng chị đã mất nên hai người con của chị sẽ thừa kế thế vị và mỗi người con chị sẽ được hưởng 12,5m2.

Xem thêm: Các hàng thừa kế được quy định như thế nào?

3. Tranh chấp chia tài sản thừa kế

Đối với tranh chấp chia tài sản thừa kế, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

- Đơn khởi kiện (theo mẫu);

- Các giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi kiện đối với người để lại di sản: Sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu.

- Giấy chứng tử của người để lại di sản;

- Di chúc hoặc văn bản phân chia di sản thừa kế (nếu có);

- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Hợp đồng mua bán nhà, Hợp đồng tặng cho, Hợp đồng thế chấp tại Ngân hàng (nếu có);

- Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có).

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

Trên đây là bài viết Chia tài sản thừa kế khi chồng và bố chồng cùng mất. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline: 

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ: 

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo - Facebook: 

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

Bài viết mới nhất

Chia tài sản thừa kế trong trường hợp con của người để lại di sản và người để lại di sản mất cùng một thời điểm là một vấn đề phổ biến trong xã hội ngày nay.

Chia tài sản thừa kế

Zalo
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244