10.797222346,106.677222250

Hòa giải tranh chấp đất tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã được quy định như thế nào?

20/03/2023 - 04:03:42 PM | 261

Đất đai là tài sản có giá trị lớn của mỗi cá nhân hay hộ gia đình và thường đất là do ông bà, cha mẹ để lại nên nó càng có nhiều giá trị hơn. Do vậy tranh chấp đất đai luôn là chủ đề nóng thu hút sự quan tâm của người trong và ngoài cuộc. Và hòa giải luôn luôn được khuyến khích khi các bên xảy ra tranh chấp đất đai. Hãy cùng Luật sư tư vấn đất đai tìm hiểu về quy định hòa giải tranh chấp đất tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã nhé.

Tình huống: Tôi đang có tranh chấp đất với nhà hàng xóm, tôi có thể yêu cầu Uỷ ban Nhân dân xã giải quyết, hòa giải tranh chấp đất này không thưa luật sư?

1. Hòa giải tranh chấp đất tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã được thực hiện khi nào?

Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Vậy nếu các bên tranh chấp không thể tự thỏa thuận, thương lượng được thì có thể gửi đơn xin hòa giải đến cơ quan Uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Trong trường hợp phía trên thì nếu bạn và nhà hàng xóm không tự hòa giải được thì có thể hòa giải tranh chấp đất tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã.

Xem thêm: Quy định pháp luật về Hòa giải tranh chấp đất đai

2. Trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp đất tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người có đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã cần chuẩn bị một bộ hồ sơ như sau:

- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Trích lục thửa đất và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

- Giấy tờ tùy thân;

- Giấy tờ, tài liệu khác.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người có đơn yêu cầu nộp hồ sơ hòa giải tranh chấp đất tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã.

Bước 3: Nhận kết quả

Căn cứ Khoản Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất:

“3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Trường hợp hòa giải không thành thì căn cứ theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 như sau:

- Đối với tranh chấp có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

- Nếu không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

3. Thành phần của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã

Căn cứ Khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:

“3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác…..”

Bên cạnh đó, theo Nghị định số 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP như sau:

b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

Từ những quy định trên, nhận thấy rằng việc thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã. Và thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã phải có những thành viên đã nêu trên.

Xem thêm: Luật sư tư vấn đất đai

Trên đây là tư vấn về hòa giải tranh chấp đất tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã từ Luật sư tư vấn của Công ty chúng tôi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về vấn đề trên hoặc Quý khách có nhu cầu hỗ trợ pháp lý thì để được tư vấn cụ thể và rõ ràng, Quý khách hãy liên hệ đến các địa chỉ sau đây:

Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Bài viết mới nhất

Tranh chấp đất đai luôn là chủ đề nóng thu hút sự quan tâm của người trong và ngoài cuộc. Và hòa giải luôn luôn được khuyến khích khi các bên xảy ra tranh chấp đất đai. Hãy cùng Luật sư tư vấn đất đai tìm hiểu về quy định hòa giải tranh chấp đất tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã nhé.

Hòa giải tranh chấp đất tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã

Zalo
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244