10.797222346,106.677222250

Giải quyết tranh chấp đất đai ông bà để lại có di chúc

04/08/2022 - 09:08:23 AM | 352

Đất đai ông bà để lại được xem như là tài sản thừa kế có giá trị cao. Vì là tài sản có giá trị cao nên xảy ra tranh chấp là việc khó tránh khỏi. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc giải quyết tranh chấp đất đai ông bà để lại? Hãy cùng Luật sư tư vấn nhà đất của chúng tôi giải quyết tình huống sau đây để cùng hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về tranh chấp đất đai ông bà để lại.

Tình huống: Ông bà nội tôi có sở hữu mảnh đất với diện tích 200m2, ông bà có 06 người con. Sau khi mất, ông bà tôi có chia cho các bác và bố của tôi mỗi người nhận một kỷ phần là 116,33m2 có lập di chúc. Tuy nhiên, nay bố tôi vừa mất thì bác cả của tôi lại yêu cầu chia lại diện tích đất với lý do ông là trưởng nam và theo nguyện vọng của ông bà, tổ tiên thì không được bán, không được chia đất này, giữ lại để lo hương khói cho ông bà từ đời này qua đời khác nên phải được thừa kế toàn bộ diện tích đất này. Bên cạnh đó, bác tôi còn cho rằng bản di chúc mà ông bà nội tôi để lại là không có giá trị pháp lý. Bây giờ gia đình tôi phải làm như thế nào?

1. Điều kiện để di chúc hợp pháp là gì?

Theo Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về điều kiện hợp pháp của di chúc, theo đó di chúc hợp pháp khi đáp ứng đủ hai điều kiện sau:

Thứ nhất, người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

Thứ hai, nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của luật;

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3, 4, 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì một số trường hợp di chúc bắt buộc phải thực hiện hoạt động công chứng, chứng thực, cụ thể:

    - Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực;

- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này;

- Đối với di chúc miệng thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Như vậy, di chúc được coi là vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn bộ khi không đáp ứng được các điều kiện của di chúc hợp pháp kể cả về mặt hình thức hay nội dung của di chúc. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố di chúc vô hiệu.

Xem thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất

2. Giải quyết tranh chấp đất đai ông bà để lại như thế nào?

Để giải quyết tranh chấp đất đai ông bà để lại thì đầu tiên anh/chị phải xác định được việc phân chia mảnh đất này có di chúc hay không. Sau đó, căn cứ vào di chúc có thể chia việc giải quyết tranh chấp đất đai ông bà để lại thành hai trường hợp, cụ thể:

Thứ nhất, trường hợp có di chúc:

Điều 624 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Di chúc như sau: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.” Thêm nữa, tại khoản 2 Điều 626 thì người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

Do đó, trường hợp tranh chấp đất đai ông bà để lại mà có di chúc thì sẽ phân chia theo di chúc.

Thứ hai, trường hợp không có di chúc hoặc có di chúc nhưng không hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015:

Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì thừa kế sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Theo đó, căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật thì tài sản sẽ được chia theo hàng thừa kế, những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần tài sản bằng nhau, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, trường hợp bác của anh/chị cho rằng di chúc không có giá trị pháp lý thì ông phải đưa ra được các chứng cứ chứng minh di chúc do ông bà để lại không đáp ứng được điều kiện được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình khi thỏa thuận miệng

3. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai ông bà để lại

Dịch vụ Luật sư tư vấn nhà đất của chúng tôi tư vấn cho khách hàng các tranh chấp đất đai ông bà để lại. Luật sư nhà đất của chúng tôi hỗ trợ khách hàng thực hiện các công việc sau:

    - Tiếp nhận hồ sơ, xem xét, sắp xếp hồ sơ về đất đai do quý khách hàng cung cấp;

    - Tư vấn và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ phục vụ cho quá trình tư vấn, hoặc khởi kiện;

    - Thực hiện tìm kiếm thông tin liên quan đến tranh chấp đất đai ông bà để lại cũng như thừa kế;

    - Trực tiếp tham gia tại phiên tòa với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của quý khách để thực hiện bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách.

Trên đây là toàn bộ bài viết xoay quanh về vấn đề tranh chấp đất đai ông bà để lại có di chúc. Để nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM từ Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi, quý khách có thể liên hệ:

Liên hệ theo hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, khu phố 2, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Bài viết mới nhất

Vấn đề tranh chấp đất đai do ông bà để lại đang diễn ra khá phổ biến. Vậy việc giải quyết tranh chấp này khi có di chúc để lại thì sẽ được thực hiện ra sao? Hãy cùng Luật sư chúng tôi tìm hiểu nhé!

Tranh chấp đất đai do ông bà để lại

Zalo
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244