10.797222346,106.677222250

Đòi lại tiền đặt cọc mua đất từ công ty môi giới

24/05/2022 - 04:05:14 PM | 1691

Hiện nay, khi thực hiện mua bán đất đai, việc mua bán không chỉ diễn ra dưới hình thức trực tiếp mà còn xuất hiện một bên trung gian giúp đỡ các bên thực hiện việc mua bán dễ dàng hơn – công ty môi giới bất động sản. Mặc dù vậy, không phải lúc nào các công ty môi giới cũng thực hiện đúng như các cam kết đã giao kết trước đó khi khách hàng tiến hành đặt cọc. Khi vướng phải trường hợp này cần làm gì để đòi lại quyền lợi cho mình? Luật sư tư vấn đất đai sẽ đưa ra một số thông tin giúp quý khách hàng biết được cách xử lý trong trường hợp đòi lại tiền cọc mua đất từ công ty môi giới.

Câu hỏi của khách hàng: Sau một khoản thời gian tìm kiếm, thông qua công ty môi giới bất động sản Đ.T, tôi quyết định mua mảnh đất của ông T thông qua công ty môi giới. Công ty Đ.T yêu cầu tôi làm hợp đặt cọc 200.000.000 đồng để giữ chỗ mua mảnh đất này. Đến ngày hẹn giao đất, công ty Đ.T đưa ra nhiều lý do tránh né về việc không thể tiến hành giao dịch mua bán phần đất trên. Do đó, nay tôi muốn đòi lại số tiền đặt cọc trước đó với công ty môi giới thì phải làm như thế nào? Mong được Luật sư hỗ trợ giải quyết.

1. Đặt cọc và chủ thể của hợp đồng đặt cọc mua đất

Việc đặt cọc được quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 như sau : “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.

Khi giao kết hợp đồng, chủ thể của hợp đồng phải là người có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. Đối với tài sản đặt cọc là đất đai thì bên nhận cọc còn phải là chủ thể có quyền sử dụng đất nêu trên.

Trong trường hợp của quý khách hàng, việc Công ty môi giới bất động sản Đ.T là người đứng ra ký kết hợp đồng đặt cọc và nhận tiền cọc là không đúng với quy định về các hoạt động mà công ty môi giới được phép hoạt động và công ty môi giới trên cũng không có quyền sử dụng đất nêu trên. Các hoạt động mà công ty môi giới bất động sản được thực hiện được quy định tại Điều 63 Luật kinh doanh bất động sản 2014 như sau:

- Tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng để tham gia đàm phán, ký hợp đồng.

- Đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.

- Cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các bên trong việc đàm phán, ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi mua bán nhà đất

2. Khi nào được đòi lại tiền đặt cọc mua đất từ công ty môi giới?

Khi công ty môi giới tiến hành xác lập hợp đồng đặt cọc với người mua, điều này đã vi phạm về điều kiện của giao dịch dân sự có hiệu lực quy định tại khoản 1 điều 117 Bộ luật dân sự 2015:

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Đối với trường hợp của quý khách hàng, công ty môi giới đã vi phạm về năng lực pháp luật dân sự do công ty môi giới không phải là chủ thể sở hữu đất nhưng vẫn tiến hành ký kết hợp đồng. Do đó, hợp đồng này vô hiệu và công ty môi giới phải hoàn trả lại số tiền đặt cọc là 200,000,000 đồng cho quý khách hàng.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc nhà đất

3. Các biện pháp đòi lại tiền cọc mua đất từ công ty môi giới

Trước hết, bên đặt cọc và công ty môi giới có thể ngồi lại tiến hành thương lượng cùng tìm ra hướng giải quyết hợp lý nhất mà cả hai bên không phải chịu thiệt thòi đối với vấn đề tranh chấp. Việc thương lượng này xuất phát từ thiện chí từ hai phía và không cần tới sự can thiệp của bên thứ ba. Nếu đạt được kết quả thông qua việc thương lượng, các bên sẽ tiết kiệm được thời gian cùng một khoản chi phí không nhỏ.

Khi việc thương lượng không đi đến kết quả mà các bên mong muốn, việc nhờ sự trợ giúp từ bên thứ ba thông qua việc hòa giải là điều cần thiết. Khi đó các bên tranh chấp sẽ cùng nhau lựa chọn một bên trung gian giúp đỡ cùng tìm kiếm giải pháp hợp lý để giải quyết tranh chấp đòi lại tiền cọc mua đất.

Nếu các bên đã thực hiện các phương thức giải quyết tranh chấp trên nhưng vẫn không đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp thì việc nhờ đến sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền – cụ thể là Tòa án nhân dân là điều cần thiết. Khi đó, người có yêu cầu khởi kiện sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ khởi kiện để nộp đến Tòa án.

Hồ sơ gồm có:

- Đơn khởi kiện;

- Các loại giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân/hộ khẩu/căn cước công dân,...);

- Các tài liệu chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện là hợp lý.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ khởi kiện, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ án trong vòng 4 tháng kể từ ngày vụ án được thụ lý.

Thông các những vấn đề chúng tôi vừa nêu trên, chúng tôi mong muốn có thể giúp đỡ đến các khách hàng gặp vướng mắc với vấn đề Đòi lại tiền đặt cọc từ công ty môi giới. Nếu cần hỗ trợ nhiều về bất cứ các vấn đề pháp lý về dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, thương mại,... xin vui lòng liên hệ với đội ngũ Luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi thông qua:

Liên hệ qua hotline:

094 221 7878 - Ls Trần Trọng Hiếu trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 – Ls Trần Trọng Hiếu trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo – Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Bài viết mới nhất

Rủi ro nào mà người mua đất có thể mắc phải đi đặt cọc mua đất thông qua công ty môi giới? Công ty môi giới có quyền ký kết hợp đồng đặt cọc? Đòi lại tiền đặt cọc từ công ty môi giới.

Đòi tiền đặt cọc mua đất

Zalo
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244