Tranh chấp tài sản khi ly hôn chồng chiếm đất
Tranh chấp tài sản khi ly hôn luôn là một vấn đề phức tạp, gặp nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết. Mỗi bên vì muốn giành được phần quyền và lợi ích nhiều hơn nên dễ xảy ra những tranh chấp, mâu thuẫn. Vì vậy, thông qua nội dung bài viết này, Quý khách hàng hãy cùng Luật sư tư vấn nhà đất có thể hiểu rõ hơn những thông tin chi tiết về cách giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn chồng chiếm đất.
Tình huống: Tôi và chồng kết hôn vào năm 2005. Năm 2016, tôi mượn 20 triệu đồng từ tiền cha mẹ ruột để mua đất xây nhà. Đến năm 2008, tôi đi lao động nước ngoài và chồng tôi đã xây dựng nhà. Đến năm 2019, tôi về nước và tiến hành nộp đơn ly hôn với chồng tại Tòa án. Trong khoảng thời gian chờ Tòa án thụ lý hồ sơ, chồng tôi luôn cố gắng tìm cách để chiếm nhà và đất. Vậy thưa luật sư, tôi muốn biết tài sản nhà đất này sẽ được chia như thế nào ạ? Cảm ơn luật sư!
1. Quy định pháp luật về tranh chấp tài sản khi ly hôn
Tranh chấp tài sản khi ly hôn là tranh chấp về tài sản chung và tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân giữa vợ và chồng khi ly hôn trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản mà phải thông qua Tòa án.
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.” Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn cũng được xem là tài sản chung ( trừ đất được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng). Bên cạnh đó, Điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định rằng tài sản chung phải đăng ký theo quy định tại Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình bao gồm quyền sử dụng đất, những tài sản khác phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu.
Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “ Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.”
Xem thêm: Chồng tự ý bán đất không có chữ ký của vợ được không?
2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Theo nguyên tắc, các tranh chấp tài sản khi ly hôn đối với tài sản chung thì sẽ được giải quyết theo sự thỏa thuận của các bên vợ, chồng. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ chia đôi phân tài sản chung đó ( theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Tuy nhiên, để tài sản được chia đôi thì phải phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của cả hai bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.
Đối với việc phân chia tài sản riêng, việc giải quyết tranh chấp tài sản được giải quyết theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tài sản riêng của ai sẽ thuộc quyền sở hữu của người đó. Trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản chung và riêng, các bên được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó khi có yêu cầu chia tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, việc chồng bạn luôn muốn chiếm nhà đất là hợp lý bởi tài sản này có sự đóng góp tiền bạc của bạn để mua đất và xây nhà. Do đó, căn cứ vào tài sản chung và tài sản riêng của hai vợ chồng mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành phân chia nhà đất này theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tranh chấp tài sản khi không đăng ký kết hôn
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Đối với tranh chấp tài sản khi ly hôn thì thẩm quyền giải quyết vụ việc này thuộc về của Tòa án nhân dân cấp Huyện ( điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Đồng thời theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, quy định: “ Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”
Dựa vào các quy định trên, đối với vụ án tranh chấp về tài sản của vợ, chồng khi ly hôn mà tài sản đó là nhà đất thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi có nhà đất đang tranh chấp.
Trên đây là toàn bộ những vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp tài sản khi ly hôn chồng chiếm đất. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần cung cấp thêm thông tin, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật TNHH Viva Law Firm của chúng tôi thông qua các cách thức sau:
Liên hệ qua Hotline:
096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;
093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
Số 15 đường số 21, khu phố 2, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;
Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;
Liên hệ qua Zalo - Facebook:
Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;
Liên hệ qua Email:
Saigonlaw68@gmail.com;
Luatsutronghieu@gmail.com.
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
- Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn(26/01/2022)
- Chồng tự ý bán đất không có chữ ký của vợ được không?(03/03/2022)
- Chia tài sản khi ly hôn là quyền sử dụng đất(18/04/2022)
- Tranh chấp quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn(27/07/2022)
- Tranh chấp tài sản khi không đăng ký kết hôn(09/09/2022)