10.797222346,106.677222250

Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa năm 2022

22/03/2022 - 11:03:33 PM | 386

Trong lĩnh vực đất đai, bên cạnh việc thực hiện hoạt động mua bán đất thổ cư thì hiện nay, việc chuyển nhượng đất trồng lúa cũng nổi lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, các bên cần phải nắm bắt quy định pháp luật về thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa để hạn chế những tranh chấp về sau. Dưới đây là những hướng dẫn của Luật sư tư vấn đất đai về vấn đề này.

1. Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không?

Đất trồng lúa là một loại hình đất thích hợp cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước. Đất trồng lúa được chia thành 2 hình thái khác nhau gồm:

+ Đất chuyên trồng lúa nước: Loại đất này có thể trồng được từ hai vụ lúa nước trong một năm theo quy định của khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

+ Đất trồng lúa khác: là đất dùng để trồng các loại cây lúa khác và đất trồng lúa nương đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì đất trồng lúa có thể chuyển nhượng nếu đáp ứng các điều kiện luật định.

Xem thêm: Đất trồng lúa có được chuyển nhượng không?

2. Điều kiện chuyển nhượng đất trồng lúa

Để thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa, cần xem xét các điều kiện để thực hiện chuyển nhượng. Theo đó, căn cứ vào Điều 188 Luật đất đai 2013 thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

+ Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

+ Đất không có tranh chấp;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Trong thời hạn sử dụng đất.

Lưu ý: Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Ngoài ra, nếu người nhận chuyển nhượng là tổ chức kinh tế thì căn cứ khoản 2 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013, tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Xem thêm: Ai được chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp?

3. Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa

Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa hiện nay được thực hiện như sau:

Bước 1: Đặt cọc mua bán đất trồng lúa

Hai bên có thể bỏ qua bước này nếu xét thấy không cần thiết và có thể trực tiếp đến Văn phòng công chứng tại địa phương nơi có đất để Công chứng Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất ruộng.

Bước 2: Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ruộng tại Văn phòng công chứng địa phương nơi có đất ruộng giao dịch.

Các bên cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ sau:

Bên bán cần chuẩn bị:

+ Bản gốc Chứng minh nhân dân, hoặc hộ chiếu, hoặc thẻ căn cước công dân;

+ Bản gốc Sổ hộ khẩu;

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với người độc thân, chưa có vợ hoặc chồng);

+ Giấy kết hôn (trường hợp đã kết hôn);

+ Giấy tờ ly hôn và phân chia tài sản do Tòa án phán quyết., các giấy tờ phân chia tài sản, di chúc, …

+ Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Bên mua cần chuẩn bị:

+ Bản gốc Chứng minh nhân dân, hoặc hộ chiếu, hoặc thẻ căn cước công dân;

+ Bản gốc Sổ hộ khẩu;

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với người độc thân, chưa có vợ hoặc chồng);

+ Giấy kết hôn (trường hợp đã kết hôn);

Bước 3: Đăng ký biến động đất đai

Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai: Việc nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai có thể nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy nhiên, để tránh mất nhiều thời gian thì nên đến Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện.

Hồ sơ gồm có:

+ Đơn xin đăng ký biến động;

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Những giấy tờ tùy thân bao gồm: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Thực hiện nghĩa vụ tài chính (Các nghĩa vụ về thuế, nếu có)

Trên đây là một số tư vấn của luật sư nhà đất về thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa năm 2022. Nếu quý khách hàng cần hỗ trợ trong thủ tục chuyển nhượng, hoặc gặp phải những tranh chấp gây cản trở việc chuyển nhượng thì có thể liên hệ đến chúng tôi để được các luật sư giàu chuyên môn trực tiếp giải đáp.

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 094 221 7878 - Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

Bài viết mới nhất

Đất trồng lúa có thể chuyển nhượng nếu đáp ứng các điều kiện tại Điều 188 Luật đất đai 2013. Khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng, phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký biến động đất đai.

thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa

Zalo
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244