Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất bằng giấy viết tay
Hợp đồng mua bán đất bằng giấy viết tay thường được sử dụng trên thực tế bởi tính nhanh gọn, thuận tiện. Tuy nhiên quy định về hình thức của hợp đồng trong trường hợp trên lại ít được các bên quan tâm và tuân thủ, dẫn đến các tranh chấp hợp đồng mua bán đất bằng giấy viết tay diễn ra khá thường xuyên. Hãy cùng Luật sư tư vấn đất đai tìm hiểu về tranh chấp trên cách giải quyết chúng.
Tình huống: Vào tháng 12 năm 2021 tôi bán một mảnh đất cho ông B. Hợp đồng là giấy viết tay không qua công chứng. Tôi đã nhận đủ tiền, giao sổ đỏ cho ông B, nhưng chưa thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ mảnh đất. Tuy nhiên, nay tôi không muốn bán miếng đất nữa, muốn trả lại tiền và lấy lại sổ đỏ thì có được không? Mong được luật sư tư vấn.
1. Quy định pháp luật về tranh chấp hợp đồng mua bán đất
1.1 Quy định pháp luật về hình thức của hợp đồng mua bán đất
Hợp đồng mua bán đất, hay hợp đồng về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự 2015, thì phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mặt khác, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 thì hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực. Do đó, hợp đồng mua bán đất của bạn và ông B là giấy viết tay không qua công chứng không đáp ứng quy định về hình thức của hợp đồng theo pháp luật.
1.2 Hợp đồng mua bán đất không tuân thủ quy định về hình thức có bị vô hiệu không?
Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác. Tại Điều 117 thì hình thức là một trong những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Như vậy, vì hợp đồng mua bán đất của bạn và ông B không tuân thủ quy định về hình thức, tức đã không đáp ứng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, do đó có thể đứng trước nguy cơ bị vô hiệu.
Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 129 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.
Trong trường hợp của bạn, bạn đã nhận đủ tiền đất, giao sổ đỏ cho ông B, có thể nói bạn và ông B đã thực hiện hơn hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng. Theo đó, ông B hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất này, dù hợp đồng giữa hai người không được công chứng.
Như vậy, bạn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng là thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ mảnh đất cho ông B. Nếu không thực hiện, ông B hoàn toàn có thể tiến hành khởi kiện bạn tại Tòa án có thẩm quyền để được giải quyết.
Xem thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất
Để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất, các bên tranh chấp thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thương lượng. Tại bước này, các bên trong tranh chấp hợp đồng mua bán đất sẽ tự tiến hành đám phán, thương lượng với nhau mà không cần có sự trợ giúp của bên thứ ba để nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn.
Bước 2: Hòa giải. Các bên lúc này sẽ tiến hành hòa giải với sự tham gia của hòa giải viên đóng vai trò trung gian, hỗ trợ các bên đưa ra các quyết định để giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất. Tuy nhiên các bên trong tranh chấp vẫn là những người đưa ra quyết định cuối cùng;
Bước ba: khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán đất tại Tòa án. Khi các bên không thể tiến hành thương lượng và hòa giải để giải quyết tranh chấp, một bên có quyền khởi kiện bên kia tại Tòa án có thẩm quyền.
Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình khi thỏa thuận miệng
3. Dịch vụ Luật sư hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất
Tranh chấp hợp đồng mua bán đất trên thực tế thường phức tạp và đòi hỏi kiến thức pháp lý chuyên sâu. Chính vì vậy, việc tìm kiếm sự trợ giúp pháp lý là điều rất cần thiết.
Với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm, Luật sư tư vấn đất đai của chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng thực hiện các công việc sau:
+ Tư vấn về những cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất nhằm chọn ra cách giải quyết phù hợp và có lợi nhất;
+ Tư vấn cho khách hàng về trình tự, thủ tục khởi kiện và hỗ trợ soạn hồ sơ tiến hành khởi kiện;
+ Đại diện khách hàng tham gia đàm phán, hòa giải hoặc tham gia tố tụng với tư cách luật sư bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Trên đây là những quy định pháp luật và phân tích của chúng tôi về hướng xử lý tranh chấp hợp đồng mua bán đất. Để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI – TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM từ Luật sư tư vấn đất đai và các chuyên gia pháp lý tại Công ty Luật TNHH VIVA của chúng tôi. Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua các cách thức sau:
Liên hệ qua Hotline:
096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;
093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
Số 15 đường số 21, khu phố 2, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;
Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;
Liên hệ qua Zalo - Facebook:
Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;
Liên hệ qua Email:
Saigonlaw68@gmail.com;
Luatsutronghieu@gmail.com.
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!