Giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình
Tranh chấp đất đai trong gia đình xảy ra hết sức phổ biến. Tuy nhiên, làm thế nào để giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây là tư vấn của Luật sư tư vấn đất đai về “Giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình” để đưa ra những giải pháp pháp lý nhằm thuận tiện cho quá trình giải quyết tranh chấp đất đai này.
Tình huống: Gia đình tôi có một mảnh đất đứng tên hộ gia đình. Tuy nhiên, năm 2016, mẹ tôi (bà A) tự ý phân chia tài sản trên miếng đất đó cho anh và chị gái tôi, di chúc được lập thành văn bản và được chứng thực tại Ủy ban nhân dân xã, nhưng không có sự đồng ý của tôi. Tôi mong muốn bản di chúc trên bị hủy. Tôi cần phải làm như thế nào trong trường hợp này?
1. Tranh chấp đất đai trong gia đình dựa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thông thường tranh chấp đất đai trong gia đình xảy ra khi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ gia đình.
Căn cứ theo Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì hộ gia đình sử dụng đất phải là:
- Những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình,
- Những người đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Như vậy, tại thời điểm được nhà nước giao đất, thành viên đáp ứng 2 điều kiện trên sẽ là đồng sở hữu của mảnh đất đứng tên hộ gia đình đó. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận.
Để tránh xảy ra tranh chấp đất đai hộ gia đình, khi các đồng sở hữu muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không cần sự đồng ý của các thành viên khác thì có thể tiến hành thỏa thuận tách thửa và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo phần của từng người sở hữu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp của bạn, tại thời điểm được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, bạn là con ruột của bà A (quan hệ huyết thống hợp pháp), đồng thời là người sống chung và có quyền sử dụng đất chung với gia đình bà A tại thời điểm giao đất. Do đó, tranh chấp giữa bạn, bà A và các thành viên khác trong gia đình được xem là tranh chấp đất đai hộ gia đình.
Xem thêm: Phân chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất
2. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT thì văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.
Như vậy, khi ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc định đoạt nhà đất của hộ gia đình thì các thành viên có chung quyền sử dụng đất cùng có mặt hoặc chỉ cần có văn bản đồng ý chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực để người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng chuyển nhượng.
Đối với trường hợp của bạn, tại thời điểm bà A phân chia tài sản không có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong gia đình là trái với quy định pháp luật, do đó dù bản di chúc được lập bằng văn bản và được chứng thực tại Uỷ ban nhân dân xã nhưng vẫn bị vô hiệu do vi phạm về mặt nội dung.
Xem thêm: Trình tự thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất
3. Giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình
Căn cứ theo Điều 203 Luật đất đai 2013, khi xảy ra tranh chấp đất đai trong gia đình sẽ giải quyết như sau:
- Thương lượng: Khi các bên xảy ra tranh chấp đất đai trong gia đình tự đàm phán và đưa ra cách giải quyết.
- Hòa giải: Khi các bên xảy ra tranh chấp đất đai trong gia đình không thể tự thương lượng để giải quyết vụ việc, thì yêu cầu bên thứ 3 là Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền giúp các bên đưa ra phương án hòa giải.
- Khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền: Khi các bên xảy ra tranh chấp đất đai trong gia đình tiến hành thương lượng hoặc hòa giải không thành, thì sẽ giải quyết thông qua việc khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân xã có thẩm quyền.
Trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai trong hộ gia đình, bạn có thể lựa chọn các hướng giải quyết nêu trên.
Trên đây là những tư vấn pháp lý về giải quyết tranh chấp đất đai trong gia đình của Luật sư tư vấn đất đai. Nếu cần sự giúp đỡ tư vấn của luật sư, quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI-TẬN TÂM-TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:
Liên hệ qua Hotline:
096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;
093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
Số 15 đường số 21, khu phố 2, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;
Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;
Liên hệ qua Zalo - Facebook:
Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;
Liên hệ qua Email:
Saigonlaw68@gmail.com;
Luatsutronghieu@gmail.com.
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
- Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai không sổ đỏ(26/01/2022)
- Thủ tục tố tụng khi tranh chấp đất đai có sổ đỏ hiện nay(17/02/2022)
- Sổ đỏ là gì? Sổ đỏ hay "sổ hồng" có giá trị pháp lý cao hơn?(15/07/2024)
- Những lưu ý giải quyết tranh chấp đất đai khi luật mới có hiệu lực(04/08/2024)
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất(27/02/2022)