Tranh chấp đất đã bán trong trường hợp nhờ mua đất
Tranh chấp đất đã bán thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là đất thừa kế đã bán, đất là tài sản chung của vợ chồng,...Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về một số quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này, Luật sư tư vấn đất đai của Chúng tôi sẽ làm rõ qua một tình huống cụ thể của khách hàng.
Tình huống khách hàng: Ông Nguyễn Văn A do già yếu nên nhờ cậu B là cháu trai mua đất của C. C đã bán đất cho B và đã làm thủ tục sang tên cho B. Sau đó, vì muốn mua đất tặng mẹ vợ nên tôi đã có mua lại mảnh đất này từ B. Nhiều năm sau, ông A khởi kiện đòi quyền sử dụng đất của tôi vì cho rằng đây là đất ông nhờ cậu B mua, ông mới là chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất. Luật sư cho tôi hỏi cách giải quyết tranh chấp đất đã bán trong trường hợp này là thế nào? Liệu tôi có phải trả đất cho ông A không?
1. Tranh chấp đất đã bán trong trường hợp nhờ mua đất
Để xác định hợp đồng được xác lập giữa B và C có hợp pháp hay không, ta sẽ xem xét giữa ông A và B liệu có tồn tại mối quan hệ ủy quyền. Căn cứ theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 thì một cá nhân có thể ủy quyền cho một cá nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Tại Điều 565 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, theo đó bên được ủy quyền phải giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật. Ngoài ra, người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thuộc nội dung ủy quyền, căn cứ Điều 141 Bộ luật dân sự 2015.
Như vậy, nếu việc ông A nhờ B mua đất của C có tồn tại một hợp đồng ủy quyền thì hợp đồng mua bán đất giữa B và C là hợp pháp. Khi đó, ông A – người được ủy quyền sẽ là chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất trên.
Xem thêm: Những điều lưu ý khi mua bán đất
2. Bảo vệ bên thứ ba ngay tình trong trường hợp tranh chấp đất đã bán
Căn cứ theo Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 thì một cá nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình.
Xét tình huống trên, ông A chỉ ủy quyền cho B mua mảnh đất của C cho mình. Ông A không có bất kỳ một hành vi nào cho thấy ông đã chuyển nhượng hay tặng cho miếng đất này lại cho cháu trai là B. Do đó, việc ông B đứng tên trên mảnh đất được mua từ C trái với quy định của pháp luật. Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 142 Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ đối với người được đại diện. Vì vậy, hợp đồng mua bán đất giữa Quý khách và B sẽ không phát sinh bất kỳ nghĩa vụ nào đối với ông A.
Tuy nhiên, theo Điều 133 Bộ luật dân sự 2015 quy định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình thì chủ sở hữu sẽ không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình nhưng sẽ có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí thiệt hại.
Như vậy, Quý khách mua đất có đứng tên của B và đã tặng lại cho mẹ vợ của mình là hoàn toàn hợp pháp. Trong trường hợp này, Quý khách là người thứ ba ngay tình và tranh chấp đất đã bán giữa ông A và B sẽ không liên quan đến Quý khách. Ông A chỉ có thể khởi kiện yêu cầu B bồi thường thiệt hại cho mình.
Xem thêm: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang thế chấp được không
3. Giải quyết tranh chấp đất đã bán
Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ sở hòa giải. Hòa giải tranh chấp đất đai đã bán là để chấm dứt việc xích mích, mâu thuẫn, tranh chấp trong sử dụng đất giữa các bên bằng sự thương lượng hoặc qua sự trung gian của một cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp các bên không hòa giải được thì có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đã bán đến Ủy Ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành thì theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013, đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đã bán đến Tòa án nhân dân hoặc UBND cấp huyện tùy theo loại giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật nhà đất
Qua bài viết Luật sư uy tín nhà đất đã những phân tích về quy định cũng như những vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đã bán, cụ thể trong hợp đồng ủy quyền mua bán đất. Trong quá trình giải quyết tranh chấp Quý khách hàng cần sự hỗ trợ và giúp đỡ, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua những cách thức sau:
Liên hệ qua Hotline:
094 221 7878 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;
096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;
Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.
Liên hệ qua Zalo - Facebook:
Zalo: 094 221 7878 - Facebook: Saigon Law Office
Liên hệ qua Email: