Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Đất
Tình huống: Ba mẹ tôi có mua một thửa đất đã được sang tên. Khoảng cuối năm 2023, ba tôi có ký hợp đồng mua bán đất với ông A, hợp đồng viết giấy tay, không có công chứng. Nay mẹ tôi mới phát hiện có xảy ra giao dịch mua bán, mẹ tôi không đồng ý nên đề xuất ba tôi hoàn trả lại tiền cho ông A. Ông A không đồng ý và khởi kiện buộc ba mẹ tôi phải giao đất.
1. Hợp đồng mua bán đất vô hiệu về hình thức là gì?
Hình thức của hợp đồng mua bán đất được pháp luật quy định phải tuân thủ các yếu tố sau:
- Bộ luật dân sự 2015 quy định: hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 thì hợp đồng mua bán đất phải được thực hiện công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Trong tình huống của khách hàng đưa ra thì tranh chấp hợp đồng mua bán đất xảy ra do được lập bằng giấy tay, không có công chứng.
Ngoài ra, xét các điều kiện còn lại của một giao dịch dân sự có hiệu lực, nhận thấy giao dịch này đang vi phạm về mặt chủ thể giao kết hợp đồng. Thửa đất là tài sản chung của vợ chồng, nhưng chỉ có người chồng đứng ra ký hợp đồng bán cho ông A. Điều này vi phạm đến quy định của Luật hôn nhân và gia đình về việc tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải có sự chấp thuận của cả hai vợ chồng.
Xem Thêm: Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Đất Viết Tay Được Không?
2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất vô hiệu
Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đất được khuyến khích thực hiện. Các bên có thể cân đối được quyền lợi của mình, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tuy nhiên, nếu một bên đã quyết định khởi kiện để giải quyết ở Toà án nhân dân có thẩm quyền thì phải tuân thủ theo quy định của tố tụng dân sự. Trong tình huống trên, ông A đã khởi kiện yêu cầu bên bán phải giao đất, nhưng như đã phân tích, hợp đồng mua bán đất trên bị vô hiệu do vi phạm về một số điều kiện của hiệu lực của một giao dịch dân sự. Theo đó, người bị kiện có thể đưa ra yêu cầu phản tố rằng công nhận hợp đồng mua bán đất vô hiệu.
Hậu quả của hợp đồng mua bán đất vô hiệu
“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Xem Thêm: Tư Vấn Khởi Kiện Tranh Chấp Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Đất
Trên đây là hướng dẫn giải quyết hợp đồng mua bán đất vô hiệu về hình thức. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với luật sư đất đai của Công ty Luật TNHH VIVA để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:
Liên hệ qua Hotline:
093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;
096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;
Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;
Liên hệ qua Zalo - Facebook:
Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;
Liên hệ qua Email:
Saigonlaw68@gmail.com
Luatsutronghieu@gmail.com
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!
>> Xem thêm:
- Văn phòng luật sư tư vấn nhà đất miễn phí tại Nhà Bè TPHCM
- Văn phòng luật sư tư vấn pháp luật đất đai tỉnh Long An