10.797222346,106.677222250

Quyền thừa kế đất đai không có di chúc

02/03/2022 - 09:03:11 AM | 712

Đất đai là một trong các loại tài sản có giá trị lớn và được quan tâm hàng đầu khi có xuất hiện trường hợp phân chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số chủ thể chưa nắm rõ được quy định về quyền thừa kế đất đai không có di chúc. Do đó để giải đáp thắc mắc này, Luật sư tư vấn đất đai đã thực hiện nội dung giải đáp dưới đây.

Câu hỏi của khách hàng: Tôi hiện đang sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Gia đình tôi có 2 người con. Vì Covid - 19 nên ba, mẹ tôi đột ngột qua đời. Do vậy, tôi và em trai đang chia nhau di sản của ba mẹ để lại, trong đó có một mảnh đất mà không có giấy tờ và ba mẹ tôi cũng không có di chúc để lại. Do đó, chúng tôi không biết rằng chúng tôi có quyền thừa kế đối với mảnh đất đó hay không? Mong luật sư tư vấn giải đáp giúp tôi.

1. Ai được hưởng quyền thừa kế đất đai không có di chúc?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 thì người được quyền thừa kế đất đai không có di chúc bao gồm:

- Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Do đó, trong tình huống của quý khách đặt ra thì khi ba mẹ mất và không để lại di chúc thì quý khách và em trai vẫn sẽ có quyền thừa kế đất đai theo pháp luật.

Xem thêm: Phân chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất

2. Xác định di sản quyền thừa kế đất đai

Trên tinh thần quy định của Mục II Nghị quyết số 02/2004 Hội đồng Thẩm phán - Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, việc xác định quyền sử dụng đất là di sản được quy định như sau:

- Đối với đất do người chết để lại (không phân biệt có tài sản hay không có tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất) mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định thì quyền sử dụng đất đó là di sản.

- Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản.

- Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ như trên nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì lúc này cần sự xác định của cơ quan có thẩm quyền xem xét quyền sử dụng đất là di sản hay không.

- Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ quy định như trên và cũng không có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất, nếu có tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai, nghĩa là việc xác định quyền sử dụng đất hay không cũng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân.

Tuy nhiên, việc xác định quyền sử dụng đất có phải là di sản hay không thực sự còn tuỳ thuộc và tình huống của quý khách. Do đó, vì câu hỏi của quý khách chưa rõ ràng nên quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư của chúng tôi để được tư vấn về việc xác định di sản thừa kế hay những tranh chấp đất đai thừa kế xảy ra.

3. Phân chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất không có di chúc

Để xác định quyền thừa kế đất đai khi không có di chúc thì trước hết cần xác định xem quyền sử dụng đất đó có phải là di sản hay không. Tiếp theo, xác định các hàng thừa kế để thực hiện chia di sản, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Lưu ý: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Xét trong trường hợp của quý khách thì quý khách và người em được hưởng quyền thừa kế đất đai dù không có di chúc, và sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Đồng thời, quý khách và em của quý khách sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau (mỗi bên hưởng một nửa giá trị của quyền sử dụng đất).

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư nhà đất về vấn đề quyền thừa kế đất đai không có di chúc. Để được hỗ trợ kịp thời, quý khách vui lòng liên hệ:

Liên hệ Hotline

094 221 7878 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 – Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

- Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

- Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo – Facebook:

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

 

 

Bài viết mới nhất

Di chúc được là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết, bao gồm những tài sản có giá trị lớn như đất đai. Vậy trường hợp không có di chúc thì ai sẽ được hưởng quyền thừa kế đất đai?

quyền thừa kế đất đai

Zalo
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244