10.797222346,106.677222250

Giải quyết tranh chấp đất đai có tài sản trên đất

22/12/2022 - 04:12:29 PM | 304

Hiện nay, bên cạnh tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai có tài sản trên đất đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhưng phần lớn người dân khi phát sinh tranh chấp lại không biết cách giải quyết tranh chấp đất đai có tài sản trên đất như thế nào? Hãy cùng Luật sư tư vấn đất đai của chúng tôi giải quyết tình huống sau đây để cùng hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này.

Tình huống: Tôi là T, năm 2018 tôi có nhận chuyển nhượng một mảnh đất diện tích 314m2 từ vợ chồng ông L. Trên mảnh đất gồm có một ngôi nhà xây cấp 4, tường xây bằng gạch, mái lợp tôn, ngôi nhà xây dựng năm từ 2007 nhưng đã bị bỏ hoang từ năm 2010, toàn bộ căn nhà đều mục nát. Sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng thì tôi có tiền hành dỡ bỏ ngôi nhà để xây dựng nhà mới. Tuy nhiên, vợ chồng ông L lại cho rằng nếu tôi muốn dỡ nhà thì phải bồi thường cho họ. Trường hợp này tôi nên giải quyết như thế nào? 

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tranh chấp đất đai có tài sản trên đất

Căn cứ Điều 170 Bộ luật Dân sự 2015 thì Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại”.

Do đó, để xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tranh chấp đất đai có tài sản trên đất, trước hết anh/chị cần xem lại hợp đồng giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà anh/chị ký kết có bao gồm tài sản có trên đất hay không? Nếu hợp đồng chuyển nhượng đất có bao gồm tài sản trên đất thì lúc này, ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của anh/chị. Ngược lại nếu hợp đồng chuyển nhượng đất không bao gồm tài sản trên đất thì ngôi nhà này không thuộc quyền sở hữu của anh/chị, anh/chị không có quyền tự ý dỡ bỏ ngôi nhà.

Căn cứ theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, quy định:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tranh chấp đất đai có tài sản trên đất xảy ra khi có các điều kiện:

- Có thiệt hại xảy ra

- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

- Có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất

2. Có phải bồi thường khi phá dỡ tài sản trên đất đã mua?

Như đã đề cập ở trên, tiền đề của việc áp dụng bồi thường thiệt hại là khi có thiệt hại xảy ra, không có thiệt hại thì không thể yêu cầu bồi thường. Trong trường hợp tranh chấp đất đai có tài sản trên đất của anh/chị, có 2 trường hợp như sau:

- Trường hợp có thiệt hại thực tế:

Cần tiến hành định giá  tài sản, để xác định giá trị của ngôi nhà. Vì anh/chị không thể dựa vào ý kiến chủ quan ngôi nhà đã cũ mà cho rằng không có thiệt hại xảy ra, vì trên thực tế ngôi nhà có thể vẫn có giá trị đối với chủ sở hữu. Và nếu có thiệt hại xảy ra thì anh/chị phải bồi thường theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, theo như anh/chị có đề cập đây là ngôi nhà cấp 4 bị bỏ hoang từ năm 2010 và toàn bộ ngôi nhà đã bị mục nát nên khi định giá thì ngôi nhà có thể có giá trị không cao. Lúc này, bên bị thiệt hại cần chứng minh thiệt hại thực tế để yêu cầu  bồi thường.

- Trường hợp không có thiệt hại thực tế:

Như đã phân tích tại mục 1, Căn cứ theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 thì tiền đề của bồi thường thiệt hại là có thiệt hại xảy ra. Do đó, trường hợp anh/chị dỡ bỏ ngôi nhà nhưng không gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu thì chủ sở hữu không có đủ điều kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai không sổ đỏ

3. Dịch vụ giải quyết tranh chấp đất đai có tài sản trên đất

Dịch vụ Luật sư tư vấn nhà đất của chúng tôi tư vấn cho khách hàng các tranh chấp đất đai có tài sản trên đất. Luật sư nhà đất của chúng tôi hỗ trợ khách hàng thực hiện các công việc sau:

- Tiếp nhận hồ sơ, xem xét, sắp xếp hồ sơ về đất đai do quý khách hàng cung cấp;

- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ phục vụ cho quá trình tư vấn, hoặc khởi kiện;

- Thực hiện tìm kiếm thông tin liên quan đến tranh chấp đất đai có tài sản trên đất;

- Trực tiếp tham gia tại phiên tòa với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của quý khách để thực hiện bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách.

Trên đây là những điều cần lưu ý và quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai có tài sản trên đất. Nếu cần sự giúp đỡ tư vấn của luật sư, quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI-TẬN TÂM-TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline:         

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, khu phố 2, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Bài viết mới nhất

Tranh chấp đất đai có tài sản trên đất giải quyết như thế nào? Có phải bồi thường thiệt hại khi phá dỡ tài sản trên đất đã mua hay không?

Tranh chấp đất đai có tài sản trên đất

Zalo
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244