10.797222346,106.677222250

Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Đất Viết Tay Được Không?

23/05/2024 - 01:05:14 PM | 1274

Hợp đồng đặt cọc mua đất là loại văn bản phổ biến được xác lập trước khi các bên thực hiện giao dịch chuyển nhượng đất đai. Thông thường các loại hợp đồng phải được lập bằng văn bản và có công chứng, chứng thực. Liệu rằng hợp đồng đặt cọc mua đất có được viết tay không, có giá trị pháp lý không? Dưới đây là bài viết của Luật sư tư vấn đất đai về nội dung trên.

 

1. Hợp đồng đặt cọc mua đất là gì?

Căn cứ Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.

Hợp đồng đặt cọc mua đất là thỏa thuận của các bên xác lập việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo cho một hợp đồng, thỏa thuận sẽ thực hiện (cụ thể là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất). 

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Xem thêm: Hợp đồng đặt cọc cần công chứng không?

2. Hợp đồng đặt cọc mua đất viết tay có giá trị pháp lý không?

Trên thực tế, hợp đồng đặt cọc mua đất có thể viết tay và không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Hợp đồng đặt cọc mua đất viết tay có giá trị pháp lý khi thoả mãn các điều kiện sau:

+ Năng lực pháp luật: Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch đó. Điều này đảm bảo rằng các bên tham gia hợp đồng đặt cọc có quyền và khả năng thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi trong hợp đồng.

+ Tự nguyện tham gia: Chủ thể tham gia hợp đồng đặt cọc phải làm điều đó hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc bằng bất kỳ hình thức nào. Điều này đảm bảo tính tự do và công bằng trong quá trình thỏa thuận hợp đồng.

+ Tuân thủ quy định pháp luật và đạo đức: Mục đích và nội dung của hợp đồng đặt cọc không được vi phạm các quy định cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Điều này đảm bảo tính hợp pháp và đúng đắn của giao dịch.

Xem thêm: Giấy đặt cọc đất viết tay có giá trị pháp lý không?

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đặt cọc mua đất

Hợp đồng đặt cọc mua đất phải đảm bảo được quyền, nghĩa vụ của các bên, gồm có:

Bên đặt cọc có quyền, nghĩa vụ sau: 

+ Yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

+ Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc hoặc đưa tài sản đặt cọc tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc đồng ý;

+ Thanh toán cho bên nhận đặt cọc chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc. Chi phí hợp lý là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

+ Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc được sở hữu tài sản đặt cọc;

+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.

Bên nhận đặt cọc có quyền, nghĩa vụ sau: 

+ Yêu cầu bên đặt cọc chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc;

+ Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng; 

+ Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc;

+ Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc;

+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác liên quan quy định.

Trên đây là bài viết về hợp đồng đặt cọc mua đất viết tay. Như vậy hợp đồng đặt cọc mua đất mặc dù viết tay, không có công chứng, chứng thực nhưng vẫn có giá trị pháp lý. Do đó, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, các bên phải lưu ý xác định rõ về nội dung hợp đồng, chủ thể giao kết, thông tin thửa đất, cam kết của các bên. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hoặc cần sự hỗ trợ của Viva Law Firm trong tranh chấp hợp đồng, tranh chấp đất đai, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂMTRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline: 

093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn; 

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ: 

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo - Facebook: 

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

https://luatsunhadatuytin.com/hop-dong-dat-coc-mua-dat-viet-tay-duoc-khong

Bài viết mới nhất

Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Đất Viết Tay Được Không? tôi có thể đòi lại tiền cọc cũng như tiền bồi thường trong hợp đồng đặt cọc được không?

hợp đồng đặt cọc mua đất viết tay được không, hợp đồng đặt cọc mua đất, hợp đồng mua đất, luật đất đai, luật sư nhà đất uy tín tại tphcm, luật sư nhà đất tphcm, luật sư nhà đất,

Zalo
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244