10.797222346,106.677222250

Tranh chấp nhà đồng sở hữu giải quyết như thế nào?

08/06/2023 - 09:06:42 AM | 413

Hiện nay, hệ quả của những cơn sốt đất làm đất càng ngày càng lên giá chính vì thế rất dễ xảy ra tranh chấp. Bởi lẽ đó tranh chấp đất đai và nhà ở ngày càng phổ biến. Đặc biệt khi đứng đồng sở hữu với nhau, quyền lợi, nghĩa vụ nếu không thỏa thuận và xác định rõ ràng sẽ dễ xảy ra các tranh chấp không đáng có. Hãy cùng Luật sư tư vấn đất đai của Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi tìm hiểu tranh chấp nhà đồng sở hữu giải quyết như thế nào?

Câu hỏi: Chào Luật sư, hiện tôi đang có ý định muốn mua nhà ở nhưng căn nhà tôi muốn mua lại là nhà thuộc sở hữu của hộ gia đình; do tài sản là đồng sở hữu nên tôi khá lo lắng. Luật sư có thể cho tôi biết rủi ro khi mua nhà đồng sở hữu không ạ. Nếu  xảy ra tranh chấp nhà đồng sở hữu giải quyết như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều.

1. Căn cứ để giải quyết tranh chấp nhà đồng sở hữu

Đồng sở hữu theo quy định tại Khoản 1 Điều 207 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 207. Sở hữu chung và các loại sở hữu chung

1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.”

Có thể hiểu đồng sở hữu tức là hai hay nhiều chủ thể góp vốn mua chung tài sản và từ đó xác lập quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản. Như vậy, đồng sử dụng nhà đất được hiểu là hai hoặc nhiều người có cùng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất.

Trường hợp tranh chấp nhà đồng sở hữu là tài sản gắn liền với đất: Thì theo Khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được quy định như sau:

  • Phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
  • Mỗi người được cấp 01 Giấy chứng nhận;
  • Trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Như vậy, ta có thể căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để giải quyết tranh chấp nhà đồng sở hữu.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai đã được cấp sổ đỏ

2. Những tranh chấp nhà đồng sở hữu thường gặp?

Thứ nhất, tranh chấp nhà đồng sở hữu khi một bên bán mà không có sự đồng ý của tất cả những người đồng sở hữu nhà. Dù cho giao dịch có khả năng cao sẽ bị vô hiệu nhưng khi tranh chấp vẫn ảnh hưởng ít nhiều đến các bên.

Thứ hai, tranh chấp về giá trị khi chuyển nhượng nhà đồng sở hữu. Đây là trường hợp người mua đã thỏa thuận với người bán về giá cả với một trong những người đồng sở hữu hoặc một người đại diện sở hữu nhưng khi tiến hành giao dịch lại không có sự đồng ý của một trong những người đồng sở hữu.

Thứ ba, tranh chấp nhà đồng sở hữu khi có nguy cơ bị lừa đảo. Người đồng sở hữu đã làm giấy đồng ý bán nhà đồng sở hữu giả để lừa gạt những người mua nhà nhẹ dạ cả tin để chiếm đoạt một số tiền lớn; đến khi phát hiện thì người lừa gạt đã biến mất và dẫn đến tranh chấp giữa người mua và những người đồng sở hữu còn lại.

Xem thêm: Hướng xử lý chuyển nhượng đất không có sổ đỏ

3. Giải quyết tranh chấp nhà đất đồng sở hữu

3.1 Tiến hành hòa giải

Theo như Điều 177 Luật nhà ở 2014 quy định về giải quyết tranh chấp về nhà ở như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp về nhà ở thông qua hòa giải.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, tranh chấp liên quan đến hợp đồng về nhà ở, hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư do Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.”

Như vậy khi xảy ra tranh chấp nhà đồng sở hữu, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà tranh chấp để hòa giải.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

3.2  Giải quyết tranh chấp sau khi hòa giải

Sau khi tiến hành hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Hòa giải thành

Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng nhà đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp nhà đồng sở hữu giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Trường hợp 2: Hòa giải không thành

Khi hòa giải không thành thì căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 2 Điều 177 Luật nhà ở 2014 để tiến hành giải quyết các tranh chấp nhà đồng sở hữu:.

“1. Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu; trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.”

Việc giải quyết tranh chấp nhà đồng sở hữu tại Tòa án được thực hiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, bạn sẽ phải làm đơn khởi kiện gửi lên Tòa án nhân dân tại nơi có nhà đất để giải quyết tranh chấp.

Trên đây là nội dung tranh chấp nhà đồng sở hữu giải quyết như thế nào? Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline:

093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

 

Bài viết mới nhất

Zalo
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244