Giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai giữa các thửa đất liền kề
Hành vi lấn, chiếm đất để xây dựng nhà ở và sử dụng cho mục đích khác là hành vi bị cấm trong Luật Đất đai 2013, tuy nhiên hành vi này lại xuất hiện ở rất nhiều nơi với nhiều phương thức khác nhau. Như vậy vấn đề Giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai giữa các thửa đất liền kề được pháp luật quy định như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây, Luật sư Đất đai sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về những vấn đề trên.
Câu hỏi: Năm 2000, gia đình tôi được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở với diện tích đất 27,27m2, phần nhà diện tích sử dụng là 28m2, diện tích xây dựng là 15,76m2. Giáp ranh nhà tôi có phần đất trống ông D cất nhà tạm, sau đó xây kiên cố và lấn chiếm hết hẻm chung sát hàng rào nhà tôi. Tuy nhiên, ông ta lại cho rằng gia đình tôi đã lấn chiếm đất của ông. Luật sư cho tôi hỏi tình huống này nên làm thế nào để đòi lại đất? Tôi xin cảm ơn Luật sư.
1. Ranh giới của các thửa đất liền kề được xác định như thế nào?
Theo Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Mọi chủ thể đều có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung, không được lấn, chiếm thay đổi các mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng.
2. Trình tự giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai giữa các thửa đất liền kề
Tranh chấp của bạn với ông D là tranh chấp về ranh giới giữa các thửa đất liền kề. Theo quy định của pháp luật, khi xảy ra tranh chấp về ranh giới đất đai, hai bên nên tự thỏa thuận với nhau để giải quyết mâu thuẫn, trong trường hợp không thỏa thuận được giữa các bên thì có thể tiến hành hòa giải tại các cấp có thẩm quyền.
3. Thủ tục hòa giải giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai giữa các thửa đất liền kề
Các bên có quyền gửi đơn lên UBND cấp xã để thực hiện việc hòa giải cơ sở theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013.
Trường hợp hòa giải thành, các bên có trách nhiệm thực hiện đúng như đã cam kết. Nếu hòa giải không thành, bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo Điều 203 Luật đất đai 2013.
Xem thêm: Quy định pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai
4. Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai giữa các thửa đất liền kề
Trình tự, thủ tục khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai giữa các thửa đất liền kề được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hồ sơ khởi kiện tranh chấp ranh giới đất đai giữa các thửa đất liền kề bao gồm:
- Đơn khởi kiện: Phải đáp ứng các nội dung được nêu tại khoản 4, Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện…
- Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện như chứng minh nhân dân, căn cước công dân,...
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm như hợp đồng mua bán nhà đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai giữa các thửa đất liền kề
Theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 các tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện. Ngoài ra, bạn phải nộp đơn tại Tòa án cấp huyện nơi có đất đai theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Bước 3: Nhận và xử lý đơn khởi kiện
Sau khi xem xét đơn khởi kiện, Thẩm phán phải ra các quyết định như:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Sau khi nhận được thông báo về việc vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, người khởi kiện phải làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn tạm ứng án phí)
Bước 4: Chuẩn bị xét xử và xét xử sơ thẩm.
Bước 5: Thi hành án.
Trên đây là nội dung phân tích về các vấn đề xoay quanh tranh chấp ranh giới đất đai giữa các thửa đất liền kề. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ tận tình đến từ đội ngũ Luật sư tư vấn nhà đất giàu kinh nghiệm của công ty!
Liên hệ qua Hotline:
094 221 7878 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;
096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;
Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.
Liên hệ qua Zalo - Facebook:
Zalo: 094 221 7878 - Facebook: Saigon Law Office
Liên hệ qua Email:
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!