Tư vấn thủ tục kiện đòi tài sản quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất luôn là một trong những vấn đề nóng luôn nhận được quan tâm từ nhiều khách hàng. Tuy nhiên vấn đề giải quyết tranh chấp kiện đòi tài sản quyền sử dụng đất vẫn chưa có các quy định pháp luật cụ thể để giải quyết vấn đề này dẫn đến nhiều người rơi vào trường hợp này lại không tìm được hướng giải quyết. Hãy cùng Luật sư tư vấn đất đai tìm hiểu và đưa ra những hướng giải quyết hợp lý đối với loại tranh chấp này.
Câu hỏi khách hàng đưa ra: Năm 2012 vợ chồng tôi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ nguồn gốc tặng cho từ cha mẹ. Trong khoảng thời gian này thôi đang sinh sống và làm việc tại nơi khác nên không có nhu cầu sử dụng và không nhờ ai quản lý. Đến năm 2019 khi quay lại thì đã thấy anh H đã xây dựng nền, móng và thừa nhận đang đứng ra quản lý trên mảnh đất thuộc quyền sở hữu của tôi với lý do đây là tài sản riêng mà mẹ mình là bà P để lại. Tuy nhiên trước đó bà P đã chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất này cho cha mẹ tôi. Vậy tôi có thể đòi lại quyền sử dụng đất của mình và cần làm những thủ tục nào? Mong nhận được sự giúp đỡ từ Luật sư.
1. Quyền đòi lại tài sản của công dân
Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể quyền đòi lại tài sản tại Điều 166 Bộ luật dân sự 2015: Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.
Trong trường hợp trên của quý khách hàng, anh chị hoàn toàn có quyền kiện đòi lại quyền sử dụng đất vì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho anh chị đang trong thời gian có hiệu lực, đồng thời anh H không đưa ra được bất cứ giấy tờ nào có khả năng chứng minh quyền sở hữu tài sản của mình đối với mảnh đất này.
2. Những trường hợp đòi lại quyền sử dụng đất thường gặp
Trong quan hệ pháp luật đất đai, tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất thường xuất hiện khi các bên gặp phải những tranh chấp sau: đòi lại đất cho thuê, mướn; đòi lại đất cho thuê, mướn; đòi lại đất nhờ quản lý hộ; đòi lại đất bị chiếm dụng; đòi lại đất cho ở nhờ; đòi lại đất khi cả hai bên đều được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật cũ; đòi lại đất trong trường hợp vi phạm hợp đồng chuyển nhượng…
Tại tình huống quý khách hàng đưa ra, ta có thể thấy anh chị đã bị chiếm dụng đất trong khoảng thời gian làm ăn xa nhà. Vì thế, việc kiện đòi tài sản quyền sử dụng đất là hoàn toàn hợp lý.
Xem thêm : Tranh chấp quyền sử dụng đất thổ cư
3. Các biện pháp giải quyết tranh chấp đòi quyền sử dụng đất
Trước hết các bên có thể tiến hành hòa giải với nhau thông qua quá trình tự hòa giải hoặc hòa giải tại các cơ sở. Nếu các bên không thể hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tranh chấp để tiến hành hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Nếu việc hòa giải diễn ra không thành công thì đương sự có các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất đai quy định tại Điều 100 Luật đất đai có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
4. Thủ tục kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất
Thành phần hồ sơ khởi kiện:
- Đơn khởi kiện;
- Các loại giấy tờ tùy thân của đương sự (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác tương đương);
- Các tài liệu chứng cứ liên quan đến tranh chấp kèm theo.
Thủ tục khởi kiện:
- Người có yêu cầu khởi kiện tiến hành nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
- Nhận thông báo tạm ứng án phí và nộp tạm ứng án phí khi có thông báo từ Tòa án
- Chờ thông báo thụ lý vụ án. Sau khi có thông báo thụ lý vụ án, Tòa án sẽ tiến hành xét xử trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày vụ án được thụ lý.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư nhà đất uy tín
Thông qua nội dung tư vấn từ Luật sư nhà đất uy tín của chúng tôi hy vọng quý khách hàng đã có được những thông tin cần thiết về vấn đề Kiện đòi tài sản là quyền sử dụng đất. Nếu còn những điều chưa rõ về vấn đề này quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm và các chuyên viên pháp lý để có thể đáp ứng mọi yêu cầu tư vấn hoặc tham gia tranh tụng thay quý khách hàng. Cụ thể hơn, xin liên hệ:
Liên hệ qua hotline:
094 221 7878 _ Ls Trần Trọng Hiếu trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;
096 267 4244 – Ls Trần Trọng Hiếu trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.
Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:
Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;
Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh.
Liên hệ qua Zalo – Facebook:
Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office
Liên hệ qua email:
Sự tin tưởng và niềm yêu quý của quý khách hàng luôn là điều chúng tôi muốn hướng đến. Trân trọng!
- Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai không sổ đỏ(26/01/2022)
- Thủ tục tố tụng khi tranh chấp đất đai có sổ đỏ hiện nay(17/02/2022)
- Sổ đỏ là gì? Sổ đỏ hay "sổ hồng" có giá trị pháp lý cao hơn?(15/07/2024)
- Những lưu ý giải quyết tranh chấp đất đai khi luật mới có hiệu lực(04/08/2024)
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất(27/02/2022)