10.797222346,106.677222250

Đòi lại đất cho ở nhờ như thế nào?

28/04/2022 - 09:04:04 AM | 390

Đòi lại đất cho ở nhờ là thực trạng phổ biến gần đây, trong đó có thể kể đến việc bên mua cho bên bán ở nhờ một thời gian, sau đó không thể đòi lại đất do bên mua không chịu rời đi. Vậy đất cho ở nhờ có đòi được không? Cần làm những thủ tục gì để đòi lại đất cho ở nhờ? Bài viết sau đây của Luật sư tư vấn đất đai sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc trên.

Câu hỏi: Em có một người cô, trước kia khi bà nội con còn sống, đã cho cô ở nhờ trong 10 năm. Hiện ba em là người đứng tên trên giấy tờ nhà, muốn sử dụng thửa đất này làm nhà bếp và xây nhà vệ sinh nhưng cô không cho còn đe dọa đánh trả. Giờ ba em muốn xuống đưa đơn kiện đòi lại đất cho ở nhờ có được không? Xin cảm ơn luật sư.

1. Điều kiện để đòi lại đất cho ở nhờ

Theo quy định pháp luật đất đai hiện nay, cụ thể là Luật Đất đai 2013, để xác định gia đình bạn có quyền sử dụng đất cần dựa trên cơ sở:

+ Có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013);

+ Có quyền sử dụng hợp pháp (đóng thuế sử dụng đất, giấy tờ biên lai đóng thuế, hồ sơ địa chính có tên của bạn …)

Gia đình bạn có thể đòi lại mảnh đất trên theo quy định tại Điều 499 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền của bên cho mượn tài sản:

- Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn;

- Nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;

- Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

Như vậy, do ba của bạn có giấy tờ hợp pháp, có nhu cầu cần sử dụng tài sản nên có quyền đòi lại diện tích đất và nhà nói trên. Trước đó, gia đình bạn cần thông báo trước cho cô để cô có thời gian sắp xếp chuyển chỗ ở.

Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

2. Thẩm quyền giải quyết việc đòi lại đất cho ở nhờ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, đối với trường hợp tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải qua hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp tiến hành hòa giải.

Sau khi tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không được thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện nộp lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp để yêu cầu giải quyết.

3. Hồ sơ cần có để đòi lại đất cho ở nhờ

Để đòi lại đất cho ở nhờ đang tranh chấp, gia đình bạn cần chuẩn bị các tài liệu sau:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013);

- Di chúc của bà nội (nếu có);

- Biên bản hòa giải tại UBND xã;

- Các tài liệu khác (biên lai thu tiền sử dụng đất; biên lai nộp thuế sử dụng đất; xác nhận của chính quyền địa phương về việc sử dụng đất ổn định trước ngày 01/07/2014; v.v.)

4. Đòi lại đất cho ở nhờ như thế nào?

Trước hết, bạn cần gửi đơn gửi đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để yêu cầu hòa giải. Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp hòa giải thành, gia đình bạn nhận lại quyền sử dụng đất và nhà đang tranh chấp. Cô của bạn có trách nhiệm bàn giao đất theo thỏa thuận tại biên bản.

Trường hợp hòa giải không thành, gia đình bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có đất nhằm yêu cầu đòi lại đất cho ở nhờ. Thủ tục khởi kiện được quy định tại Chương XII Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp đơn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Trong đơn nêu rõ sự việc và yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất.

Bước 2: Chánh án phân công thẩm phán xem xét đơn. Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền, Thẩm phán ra quyết định thụ lý vụ án và ra thông báo đóng tạm ứng án phí cho người khởi kiện.

Bước 3: Đóng tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa án trong thời hạn kể từ ngày nhận được thông báo.

Bước 4: Ra thông báo thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử.

Bước 5: Mở phiên tòa sơ thẩm và ra quyết định/bản án sơ thẩm.

Bước 6: Xét xử phúc thẩm (nếu có).

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết hướng dẫn đòi lại đất cho ở nhờ theo quy định pháp luật đất đai mới nhất. Nếu khách hàng cần tư vấn chi tiết hoặc có nhu cầu gặp trực tiếp luật sư, vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư nhà đất uy tín theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ kịp thời:

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878  Ls. Trần Trọng Hiếu – Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu – Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo – Facebook:              

Zalo: 094 221 7878 – Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

Bài viết mới nhất

Để đòi lại đất cho ở nhờ cần có: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có quyền sử dụng hợp pháp (đóng thuế sử dụng đất, biên lai đóng thuế, .…)

Đòi lại đất cho ở nhờ

Zalo
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244