10.797222346,106.677222250

Tranh chấp đất khi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

25/04/2023 - 10:04:27 AM | 436

Dù pháp luật đã quy định khá bao quát và cụ thể nhưng phân chia di sản thừa kế theo pháp luật luôn là chủ đề tranh chấp xảy ra nhiều trong mọi gia đình, nhất là gia đình đông anh/chị/em và tranh chấp liên quan đến đất đai. Ai cũng mong muốn được nhận phần tài sản phù hợp với mình nhất. Vậy khi tranh chấp xảy ra, cần giải quyết theo phương pháp nào để vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp trong dòng họ. Hãy cùng Luật sư tư vấn đất đai của Công ty Luật TNHH Viva chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé.

Tình huống: Ông cố Tôi có 6 người con: 4 trai, 2 gái. Khi mất ông đã chia đất cho 4 người con trai, 2 người con gái đã lấy chồng nên không chia và để lại riêng 2000m2 để làm đất chôn cất dòng họ (đất hương hỏa). Cả 4 người con trai cùng quản lý. Nay 3 người con trai mất thì người còn lại tự quyết lấy 1000m2 đất hương hỏa chia cho bản thân ông và 2 người con gái của ông cố, phần còn lại vẫn để lại làm đất hương hỏa. Tôi là cháu của người con trai thứ nhất, vậy người ông còn lại làm thế có đúng không, tôi có được yêu cầu chia lại miếng đất không?

1. Giải quyết tranh chấp đất đai trong dòng họ khi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Tranh chấp đất đai trong dòng họ khi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật cũng là một hình thức tranh chấp đất đai nên căn cứ theo quy định tại Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì giải quyết tranh chấp đất đai khi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện thông qua các phương thức sau:

- Thứ nhất, vì đây là tranh chấp đất đai liên quan đến phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của dòng họ là những người thân quen trong gia đình nên ưu tiên phương pháp tự thương lượng, hòa giải. Mọi người trong gia đình họp lại tự thỏa thuận dựa trên quy định của pháp luật và sự thân quen nhau vẫn là phương pháp tối ưu nhất dành cho giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp này.

- Thứ hai, giải quyết tranh chấp đất đai phân chia di sản thừa kế theo pháp luật thông qua hòa giải tại UBND cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh: Căn cứ khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.” Nếu việc hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất không thành, các bên có quyền tiến hành khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết. Thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh và cấp huyện được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 203 Luật Đất đai 2013.

- Thứ ba, giải quyết bằng cách khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền: căn cứ điểm c khoản 1 Điều 39 Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong các vụ án tranh chấp đất đai sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bất động sản. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp cuối cùng mà 2 bên có thể lựa chọn.

Xem thêm: Quyền thừa kế đất đai không có di chúc

2. Giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đã được đại diện quản lý hơn 30 năm

Đối với thắc mắc trong tình huống về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được nêu đầu bài viết. Căn cứ theo các quy định pháp luật thì khi ông Cố bạn mất và phần đất 2000m2 chưa chia thừa kế được để lại nhằm mục đích làm nơi chôn cất dòng họ (đất hương hỏa) nhưng không có di chúc ghi nhận việc này. Các người con của ông Cố sẽ là người được hưởng thừa kế theo pháp luật và tự thỏa thuận, đồng ý cùng quản lý mảnh đất này.

Khi ông bác còn lại của bạn là người quản lý di sản thừa kế này đã hơn 30 năm mà không có bất cứ yêu cầu chia thừa kế nào, căn cứ theo Điều 236, 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế và xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu thì ông bác của bạn có quyền quyết định đối với mảnh đất đó và có quyền yêu cầu Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên.

Trường hợp bạn chứng minh được đất này được ông Cố để lại dùng làm đất hương hỏa theo quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 thì ông bác không có quyền chia phần đất này trừ khi nhận được sự đồng ý của những người thừa kế còn lại.

Xem thêm: Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

3. Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai trong dòng họ khi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật theo thủ tục tố tụng dân sự được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể:

- Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

- Bước 2: Tòa án xem xét thụ lý vụ án

- Bước 3: Tòa án bắt đầu tiến hành chuẩn bị xét xử với các thủ tục như: triệu tập, mở phiên họp, bổ sung chứng cứ chứng minh,...

- Bước 4: Mở phiên tòa xét xử và ra bản án/ quyết định sơ thẩm.

Hồ sơ khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai trong dòng họ khi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật bao gồm:

- Đơn khởi kiện

- Giấy tờ pháp lý cá nhân người khởi kiện: Chứng minh nhân dân; căn cước công dân; hộ chiếu,...

- Bằng chứng, chứng minh yêu cầu khởi kiện của đương sự về tranh chấp đất đai trong dòng họ khi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật như: Di chúc, hồ sơ địa chính, người làm chứng, các bằng chứng khác bằng tệp âm thanh, tệp ghi hình,...

- Một số giấy tờ pháp lý khác có liên quan như: Giấy ủy quyền (nếu có), bản cam kết,...

Trên đây là tư vấn về Giải quyết tranh chấp đất đai trong dòng họ khi phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Để được tư vấn cụ thể và rõ ràng, quý khách hãy liên hệ đến các địa chỉ sau đây:

Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Bài viết mới nhất

Dù pháp luật đã quy định khá bao quát và cụ thể nhưng phân chia di sản thừa kế theo pháp luật luôn là chủ đề tranh chấp xảy ra nhiều trong mọi gia đình, nhất là gia đình đông anh/chị/em và tranh chấp liên quan đến đất đai. Ai cũng mong muốn được nhận phần tài sản phù hợp với mình nhất. Vậy khi tranh chấp xảy ra, cần giải quyết theo phương pháp nào để vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp trong dòng họ. Hãy cùng Luật sư tư vấn đất đai của Công ty Luật TNHH Viva chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé.

phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Zalo
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244