10.797222346,106.677222250

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế

25/01/2022 - 01:01:30 AM | 717

Tranh chấp đất đai thừa kế là một dạng tranh chấp thường phát sinh giữa những người thân trong gia đình, bao gồm cha mẹ, con cái, anh chị em… Loại tranh chấp này xuất phát từ lý do đất đai là một loại tài sản có giá trị lớn. Vì vậy, khi có tranh chấp xảy ra, các bên luôn cần đến sự hỗ trợ của các Luật sư giỏi, uy tín trong lĩnh vực đất đai. Dưới đây, Luật sư tư vấn nhà đất sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn trong việc giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế.

1. Các trường hợp tranh chấp đất đai thừa kế thường gặp

Trên cơ sở giải quyết các tranh chấp đất đai thừa kế thì có các loại tranh chấp như sau:

- Tranh chấp về xác định hàng thừa kế;

- Tranh chấp khi phân chia di sản thừa kế;

- Tranh chấp về xác nhận quyền thừa kế;

- Tranh chấp về bác bỏ quyền thừa kế;

- Tranh chấp về buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.

Xem thêm: Phân chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất

2. Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân sau khi chết có thể để lại tài sản thừa kế cho người khác thông qua di chúc hoặc không có di chúc. Như vậy, với mỗi hình thức để lại thừa kế thì pháp luật lại có quy định khác nhau. 

2.1 Thừa kế đất đai khi không có di chúc (thừa kế theo pháp luật)

Bộ luật dân sự 2015 quy định, nếu người để lại di sản không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, di chúc vô hiệu, di chúc bị rách nát hư hỏng mà không thể hiện được nội dung của di chúc hoặc những người thừa kế được chỉ định trong di chúc từ chối nhận di sản thì di sản sẽ được chia theo pháp luật.

Đối tượng được hưởng thừa kế theo pháp luật: Việc hưởng thừa kế theo pháp luật này được chia theo hàng thừa kế, theo đó pháp luật quy định có ba hàng thừa kế, các hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu hàng thừa kế trước không có ai hoặc họ từ chối nhận di sản. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Các hàng thừa kế bao gồm:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, nếu di sản để lại là đất đai không được để lại bằng di chúc, hoặc di chúc bị vô hiệu, không hợp pháp theo quy định của pháp luật thì di sản là đất đai sẽ được chia theo pháp luật cho người thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật.

2.2 Thừa kế đất đai khi có di chúc

Điều kiện để di chúc được công nhận là hợp pháp là khi người để lại di chúc lập di chúc phải minh mẫn, không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, tự nguyện, không bị lừa dối hay bị cưỡng ép. Như vậy, việc lập di chúc của người để lại di sản là đất đai mà người đó không minh mẫn, không sáng suốt, bị những người thừa kế hoặc người khác đe dọa, cưỡng ép viết di chúc thì di chúc đó không có hiệu lực.

Người lập di chúc có thể lập di chúc theo nhiều hình thức khác nhau như lập di chúc bằng văn bản, di chúc có người làm chứng, di chúc miệng…. Với mỗi hình thức lập di chúc khác nhau, pháp luật đều có quy định cụ thể cho từng hình thức và hình thức của di chúc phải đúng theo các quy định cụ thể này. Hơn nữa, các hình thức của di chúc đều phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì mới được coi là di chúc hợp pháp, từ đó mới có thể dùng di chúc để chia thừa kế trên thực tế.

Xem thêm: Quy định chia tài sản thừa kế không có di chúc

3. Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế

Khi có tranh chấp đất đai thừa kế xảy ra, Luật sư tư vấn nhà đất của chúng tôi sẽ tư vấn khách hàng về hướng giải quyết cũng như hỗ trợ chuẩn bị soạn thảo hồ sơ khởi kiện. Theo đó, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

- Đơn khởi kiện;

- Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại di sản;

- Giấy chứng tử của người để lại di sản;

- Di chúc (nếu có);

- Bản kê khai di sản;

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản;

- Giấy tờ liên quan đến việc từ chối nhận di sản (nếu có);

- Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu có).

Đối với, thủ tục khởi kiện, Luật sư tư vấn nhà đất cũng sẽ đại diện khách hàng theo uỷ quyền để thực hiện các bước nộp hồ sơ, thu thập chứng cứ, thực hiện đàm phán, thương lượng cũng như tham gia phiên toà giải quyết tranh chấp.

Như vậy, việc giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế còn nhiều khó khăn với người được nhận thừa kế. Đối với từng trường hợp thừa kế sẽ có cách giải quyết khác nhau. Để được tư vấn và hỗ trợ về pháp luật Quý khách có thể liên hệ với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi.

Liên hệ qua Hotline:

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, khu phố 2, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Bài viết mới nhất

Tranh chấp đất đai thừa kế là một dạng tranh chấp thường phát sinh giữa những người thân trong gia đình, bao gồm cha mẹ, con cái, anh chị em…

tranh chấp đất đai thừa kế

Zalo
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244