10.797222346,106.677222250

Tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ hơn 30 năm

14/02/2023 - 11:02:26 AM | 385

Tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ không còn là trường hợp hiếm gặp, nguyên nhân do chủ sở hữu vì lý do nào đó đi xa bất động sản, cho người khác ở nhờ, nhưng không có văn bản thỏa thuận, khi yêu cầu trả lại thì tài sản đã bị người khác chiếm hữu. Hãy cùng Luật sư tư vấn đất đai của Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi tìm hiểu về tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ hơn 30 năm thông qua bài viết dưới đây.

Tình huống: Năm 1970 bà tôi có một mảnh đất ở Cần Thơ, do lên Tp.HCM làm ăn nên có cho bà H ở nhờ, nhưng vẫn đóng thuế đầy đủ. Tới năm bà tôi mất thì ông tôi được thừa kế theo pháp luật mảnh đất này, ông tôi liên hệ với bà H để lấy lại mảnh đất nhưng bà H không chịu trả. Giờ ông tôi đã mất thì con cháu có quyền đòi lại mảnh đất này không?

1. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ hơn 30 năm

Căn cứ khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự 2015 thì tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Như vậy, tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ không thuộc trường hợp áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Xem thêm: Tranh chấp giấy chuyển nhượng đất viết tay

2. Quy định pháp luật về tranh chấp đòi lại đất ở nhờ hơn 30 năm

Tại Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định quyền đòi lại tài sản theo đó chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

Tuy nhiên, tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015 lại quy định về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Theo đó, người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.

Ngoài ra, tại Điều 101 Luật đất đai năm 2013 quy định về các trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì:

“2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, bạn có quyền đòi lại đất từ bà H nhưng bạn phải có căn cứ chứng minh rằng đất này khi trước là của bà bạn. Nếu không có căn cứ chứng minh thì bà H có khả năng làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai cho mượn

3. Giải quyết tranh chấp đòi lại đất ở nhờ hơn 30 năm

Để xác định quyền của bà bạn đối với mảnh đất thì trước hết cần xem xét các giấy tờ liên quan đến mảnh đất đó. Mỗi địa phương thì cơ quan địa chính sẽ lập và quản lý hồ sơ địa chính để quản lý tình hình sử dụng đất tại địa phương mình. Khi giải quyết tranh chấp và để xác định quyền của các bên liên quan thì có thể dựa vào các loại hồ sơ địa chính như: bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai… Khi đó sẽ xảy ra các trường hợp như sau:

Thứ nhất, bà bạn và bà H đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì trường hợp này Tòa án cần phải xác minh thời gian sử dụng đất của các bên, thu thập tài liệu chứng cứ để làm rõ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có hợp pháp hay không và chỉ công nhận cho bên được cấp giấy chứng nhận hợp pháp.

Thứ hai, cả bà bạn và bà H đều chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng trong quá trình sử dụng đất bà H có kê khai, đứng tên trong sổ địa chính. Trong khi bà bạn lại không kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất thì Tòa án cần xác minh thời gian sử dụng đất của các bên, thu thập tài liệu, chứng cứ về việc người đang sử dụng đất thực tế đã sử dụng đất khoảng bao lâu, chủ cũ đã từ bỏ quyền sử dụng đất của mình trong khoảng thời gian nào. Sau đó sẽ xem có căn cứ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu được quy định trong Bộ luật Dân sự hay không, Tòa án sẽ tuyên quyền sử dụng đất thuộc bề người nào đang sử dụng đất trên thực tế.

Trên đây là những quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho wor nhờ hơn 30 năm. Nếu cần sự giúp đỡ tư vấn của luật sư, quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ KỊP THỜI-TẬN TÂM-TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline:     

096 267 4244 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn;

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, khu phố 2, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com;

Luatsutronghieu@gmail.com.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Bài viết mới nhất

Pháp luật quy định như thế nào về tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ hơn 30 năm? Thời hiệu khởi kiện trong bao lâu? Công ty Luật TNHH VIVA giải quyết tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ hơn 30 năm

Tranh chấp đòi lại đất

Zalo
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244