10.797222346,106.677222250

Tranh chấp đất không có sổ đỏ xử lý thế nào?

25/05/2022 - 09:05:59 AM | 805

Tranh chấp đất không có sổ đỏ phát sinh khi người sử dụng đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tranh chấp đất với những người sử dụng khác. Vậy làm thế nào để giải quyết tranh chấp? Bài viết dưới đây của Luật sư tư vấn luật đất đai sẽ giúp Quý khách hàng hiểu rõ hướng giải quyết tranh chấp đất không có sổ đỏ theo quy định mới nhất.

1. Căn cứ giải quyết tranh chấp đất không có sổ đỏ

Theo khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP, trường hợp tranh chấp đất không có sổ đỏ, các bên có thể xuất trình một trong các giấy tờ tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 để làm căn cứ giải quyết.

- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở;

- Giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

- Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp không có một trong các giấy tờ tại Điều 100 Luật Đất đai hoặc Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thì việc giải quyết tranh chấp đất không có sổ đỏ dựa theo các căn cứ sau:

- Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra (biên lai thu thuế đất, giấy tờ thuê mướn nhân công đào đất, các giấy tờ khác, v.v.);

- Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;

- Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;

- Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Xem thêm: Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2. Trình tự giải quyết tranh chấp

Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất không có sổ đỏ

Trường hợp các bên không tự hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất để hòa giải.

Trường hợp hòa giải không thành, UBND cấp xã lập biên bản không thành và hướng dẫn các bên giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền tiếp theo.

Bước 2: Giải quyết tranh chấp đất không có sổ đỏ

Đối với tranh chấp đất không có sổ đỏ hoặc các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai, các bên chỉ được lựa chọn một trong hai phương thức sau:

- Giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền

+ Đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

+ Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân (TAND) theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

- Khởi kiện tại TAND cùng cấp

Xem thêm: Quy định pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai

3. Trình tự khởi kiện tranh chấp đất không có sổ đỏ

Bước 1: Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp. Đơn khởi kiện phải đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Bước 2: Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành thủ tục hòa giải.

Bước 4: Trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và ban hành bản án hoặc quyết định.

Bước 5: Trong trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án, các bên có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực theo thủ tục phúc thẩm.

Xem thêm: Quy định pháp luật về đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Trên đây là nội dung phân tích về các vấn đề xoay quanh tranh chấp đất không có sổ đỏ Hy vọng qua bài viết có thể cung cấp thêm thông tin hữu ích cho quý khách.

Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ tận tình đến từ đội ngũ Luật sư tư vấn pháp luật đất đai giàu kinh nghiệm của công ty!

Liên hệ qua Hotline:

094 221 7878 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn;

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu Trưởng CN là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường 21, phường Bình An, Quận 2, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.

Liên hệ qua Zalo - Facebook:

Zalo: 094 221 7878 - Facebook: Saigon Law Office

Liên hệ qua Email:

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

Bài viết mới nhất

Rủi ro khi tranh chấp đất đai không có sổ đỏ? Mua đất không có sổ đỏ có hợp pháp không?Tranh chấp đất không có sổ đỏ xử lý thế nào? Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Tranh chấp đất không có sổ đỏ

Zalo
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244