10.797222346,106.677222250

Trình tự, thủ tục ly hôn thuận tình vắng mặt một bên

15/12/2023 - 10:12:53 AM | 50

Thủ tục ly hôn mà vắng mặt một bên đương sự là việc không có một bên đương sự tại phiên tòa, do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó. Trên thực tế, cũng không hiếm gặp trường hợp ly hôn thuận tình dù đã thỏa thuận cùng thực hiện thủ tục nhưng khi đến Tòa án giải quyết lại có sự vắng mặt của một bên. Bài viết dưới đây Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc về trình tự, thủ tục ly hôn thuận tình khi vắng mặt một bên.

Tình huống: Hiện hai vợ chồng tôi đang muốn làm thủ tục ly hôn theo hướng thuận tình; vấn đề con cái, tài sản, nợ chung đã được thỏa thuận giải quyết ổn thỏa nhưng chồng tôi lại không muốn đến Tòa án. Vậy thì có thể giải quyết ly hôn được không?

1. Thủ tục ly hôn thuận tình

Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản.

Thủ tục ly hôn thuận tình là quy trình vợ chồng cùng đồng ý ly hôn và thỏa thuận về phân chia tài sản cũng như quyền nuôi con.

Xem thêm: Thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì?

2. Có thể thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình vắng mặt một bên được không?

Thủ tục ly hôn thuận tình Tòa án phải tiến hành 2 bước cần thiết là: 

+ Hòa giải

+ Mở phiên tòa xét xử vụ án hoặc phiên họp giải quyết việc dân sự

Theo Điều 397 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án phải tổ chức hòa giải đoàn tụ; sau khi hòa giải đoàn tụ không thành thì mới xem xét công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định. Mà muốn hòa giải đoàn tụ thì phải có mặt cả hai bên đương sự. Ở đây, rõ ràng Tòa sẽ không thể tiến hành tổ chức hòa giải đoàn tụ được vì một bên yêu cầu xin vắng mặt và chỉ có bên còn lại tham gia phiên hòa giải. Do đó, nếu một bên vắng mặt thì sẽ chỉ giải quyết được đối với trường hợp đơn phương ly hôn, nếu thuận tình ly hôn thì phải có mặt hai bên.

Theo khoản 2 Điều 367 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về sự có mặt của những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự như sau:

“....

2. Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.

Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.

…”

Về nguyên tắc, khi thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình cả hai vợ chồng đều ký vào đơn yêu cầu nên đều là người yêu cầu, vì vậy cả hai bắt buộc phải có mặt nếu không có đề nghị giải quyết vắng mặt.

Tóm lại, nếu muốn thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình thì cả hai vợ chồng chị bắt buộc phải có mặt tại phiên hòa giải để Tòa án quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Sau khi hòa giải, Tòa án sẽ mở phiên họp giải quyết việc dân sự, chồng chị có thể vắng mặt nếu có đơn đề nghị giải quyết việc dân sự vắng mặt. Trong trường hợp các bên không đề nghị giải quyết vắng mặt và sau lần triệu tập hợp lệ thứ hai mà vợ, chồng hoặc cả hai chủ thể vẫn vắng mặt thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.

Xem thêm: Án phí ly hôn theo quy định là bao nhiêu?

3. Giải quyết thủ tục ly hôn thuận tình vắng mặt một bên

Căn cứ vào khoản 14 Điều 3 và Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về thuận tình ly hôn, để thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình cần đáp ứng các điều kiện sau:

+ Vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn một cách tự nguyện;

+ Hai bên đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi con, cấp dưỡng con… trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con;

+ Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Về hồ sơ: Để được Tòa án thụ lý giải quyết ly hôn thuận tình thì cần nộp những giấy tờ sau:

+ Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn (theo mẫu/mẫu của Tòa án);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân của vợ/chồng (bản sao chứng thực);

+ Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);

+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đăng ký xe; sổ tiết kiệm (bản sao chứng thực).

Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 35 và điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, hồ sơ sẽ được nộp đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh hoặc chị đang cư trú, làm việc.

Về thời hạn giải quyết thủ tục ly hôn: Theo Điều 363, Điều 365 và Điều 397 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thời gian giải quyết thuận tình ly hôn thường là 02 đến 03 tháng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn.

Xem thêm: Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình là bao lâu?

Để được tư vấn rõ ràng và chính xác về trình tự, thủ tục ly hôn thuận tình vắng mặt một bên, quý khách hàng có thể liên hệ đến chúng tôi theo cách thức sau:

- Liên hệ qua Hotline:

093 559 6650 – Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

096 267 4244 - Ls. Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

- Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ:

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh;

Số 60 đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

- Liên hệ qua Zalo – Facebook:

Zalo: 096 267 4244 – Facebook: Viva Law Firm;

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!

Bài viết mới nhất

Khi thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình cả hai vợ chồng đều ký vào đơn yêu cầu nên đều là người yêu cầu giải quyết việc dân sự. Trên thực tế, cũng không hiếm gặp trường hợp ly hôn thuận tình dù đã thỏa thuận cùng thực hiện thủ tục nhưng khi đến Tòa án giải quyết lại có sự vắng mặt của một bên, vậy khi vắng mặt một bên thì giải quyết như thế nào?

thủ tục ly hôn

Zalo
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244