10.797222346,106.677222250

Tự ý chuyển nhượng đất hộ gia đình có hậu quả gì?

24/02/2024 - 08:02:52 PM | 16

Chuyển nhượng đất hộ gia đình là một vấn đề tương đối phức tạp về điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, có nhiều trường hợp thành viên của hộ gia đình tự ý chuyển nhượng đất hộ gia đình mà không có sự đồng ý của các thành viên còn lại. Vậy việc làm như trên có đúng theo quy định của pháp luật? Dưới đây là bài viết của Luật sư tư vấn đất đai về vấn đề pháp lý trên thông qua phân tích tình huống dưới đây.

Tình huống: Hiện nay tôi muốn bán đất nhưng con tôi không đồng ý, sổ đỏ nhà tôi được cấp hộ gia đình 1994 và con tôi sinh năm 1996. Cho hỏi việc bán đất có cần sự đồng ý của con tôi không?

1. Điều kiện để chuyển nhượng đất hộ gia đình

- Theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013, các thành viên của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;

+ Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

Căn cứ vào Điều 188 Luật Đất đai 2013, để chuyển nhượng đất hộ gia đình nói riêng và chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói chung cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Thứ nhất, có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;

+ Thứ hai, đất không có tranh chấp;

+ Thứ ba, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Thứ tư, trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài ra, khi đất của hộ gia đình nằm trong những khu vực đặc biệt thì việc chuyển nhượng đất phải đáp ứng thêm điều kiện quy định tại Điều 192 Luật Đất đai 2013.

Xem thêm: Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trong trường hợp của anh/chị, do người con sinh sau thời điểm Nhà nước giao đất nên không có chung quyền sử dụng đất. Vì vậy, việc anh/chị chuyển nhượng đất hộ gia đình không cần có sự đồng ý của người con.

Xem thêm: Hộ gia đình, cá nhân có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

2. Hậu quả của việc tự ý chuyển nhượng đất hộ gia đình

Để chuyển nhượng đất hộ gia đình cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của các thành viên trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất và văn bản đó phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT).

Trường hợp tự ý chuyển nhượng đất hộ gia đình mà không có sự đồng ý của các thành viên còn lại có chung quyền sử dụng đất thì giao dịch đó sẽ bị tuyên vô hiệu nếu có yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định.

Xem thêm: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có bắt buộc không?

3. Cách xử lý khi có thành viên tự ý chuyển nhượng đất hộ gia đình

Như đã đề cập ở mục 2, một trong những điều kiện để chuyển nhượng đất hộ gia đình là phải có sự đồng ý của các thành viên còn lại có quyền sử dụng đất chung. Nếu có thành viên tự ý chuyển nhượng mà không cho các thành viên còn lại biết thì có thể giải quyết như sau:

- Thương lượng: Là phương thức mà các thành viên trong hộ gia đình sẽ ngồi lại thỏa thuận để giải quyết tranh chấp.

- Khởi kiện yêu cầu tuyên việc chuyển nhượng đất hộ gia đình vô hiệu: Trong trường hợp các bên không tìm được tiếng nói chung thì sẽ đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, bao gồm:

+ Đơn khởi kiện (theo mẫu)

+ Căn cước công dân (Bản sao)

+ Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện: Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...

Bước 2: Nộp hồ sơ và thụ lý

Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có có đất. Nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí. Sau khi nhận được biên lai Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý vụ án.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm không quá 04 tháng, đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn với thời hạn tối đa không quá 02 tháng (theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Bước 4: Xét xử sơ thẩm

Nếu hòa giải không thành hoặc không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì Thẩm phán sẽ đưa vụ án ra xét xử.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề hậu quả của việc tự ý chuyển nhượng đất hộ gia đình. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline: 

093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn; 

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ: 

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook: 

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email: 

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

Bài viết mới nhất

Chuyển nhượng đất hộ gia đình là một vấn đề tương đối phức tạp về điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, có nhiều trường hợp thành viên của hộ gia đình tự ý chuyển nhượng đất hộ gia đình mà không có sự đồng ý của các thành viên còn lại. Vậy việc làm như trên có đúng theo quy định của pháp luật?

Chuyển nhượng đất hộ gia đình

Zalo
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244