10.797222346,106.677222250

Cháu có được chia tài sản thừa kế của ông bà không?

18/03/2024 - 10:03:12 AM | 35

Chia tài sản thừa kế là vấn đề được nhiều người quan tâm, không chỉ người nhận thừa kế muốn tìm hiểu mình có quyền được nhận thừa kế không, mà người để lại di sản cũng quan tâm để tài sản mình để lại được đưa đúng người đúng pháp luật. Dưới đây là bài viết của Luật sư Dân sự về vấn đề Cháu có được chia tài sản thừa kế của ông bà không?

Tình huống: Cha tôi mất năm 2015, ông bà nội tôi mất năm 2022. Lúc ông bà nội tôi mất có để lại một căn nhà nhưng không để lại di chúc. Cho tôi hỏi phần tài sản của ông bà nội tôi để lại, anh chị em tôi có được chia tài sản thừa kế hay không?

1. Các hình thức chia tài sản thừa kế

Có 2 hình thức chia tài sản thừa kế:

+ Chia tài sản thừa kế theo di chúc

Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Chia tài sản thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Xem thêm: Chồng mất vợ có toàn quyền chia tài sản không?

2. Cháu có được chia tài sản thừa kế của ông bà không?

Trường hợp 1: Thừa kế theo di chúc

Căn cứ theo quy định tại Điều 624 BLDS 2015: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Người để lại di chúc hoàn toàn có quyền tự mình quyết định, định đoạt ai là người được hưởng số tài sản của mình. Do đó trường hợp ông bà mất có để lại di chúc và chỉ định cháu là người thừa kế thì cháu sẽ được chia tài sản thừa kế theo di chúc đó.

Trường hợp 2: Thừa kế thế vị

Căn cứ theo Điều 652 BLDS 2015:”Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Trong trường hợp này, con của ông bà (tức là người cha hoặc mẹ) sẽ được hưởng khối di sản này nhưng người đó lại mất trước hoặc cùng ông bà thì cháu sẽ được thay cha hoặc mẹ mình hưởng phần di sản của ông bà.

Trường hợp 3: Thừa kế theo pháp luật do không có hàng thừa kế thứ nhất

Nếu ông bà không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì cháu sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, cháu ruột của ông bà nội, ngoại chỉ được hưởng thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do hàng thừa kế trước đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Cụ thể, nếu cha hoặc mẹ của cháu chết trước hoặc cùng thời điểm với ông bà thì cháu được chia tài sản thừa kế của cha hoặc mẹ trong khối di sản mà ông bà để lại.

Theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết sẽ được thừa hưởng di sản.

Do đó, cha bạn sẽ được hưởng phần thừa kế của ông bà nội bạn để lại. Tuy nhiên, do cha bạn chết trước ông bà nội bạn nên anh chị em bạn là cháu sẽ được hưởng phần di sản của cha bạn.

Tại khoản 2 Điều 651 BLDS cũng có quy định những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Như vậy, cha bạn dù đã mất trước ông bà nội bạn nhưng bạn và các anh chị em bạn sẽ được hưởng thừa kế thế vị một phần tài sản thừa kế của cha bạn mà lẽ ra cha bạn sẽ được nhận nếu còn sống. Phần thừa kế này bằng với phần thừa kế của cô chú bạn.

Xem thêm: Con riêng có được hưởng thừa kế không?

3. Tranh chấp chia tài sản thừa kế

Đối với tranh chấp chia tài sản thừa kế, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

     + Đơn khởi kiện (theo mẫu);

+ Các giấy tờ chứng minh nhân thân của người khởi kiện đối với người để lại di sản: Sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân, Hộ chiếu.

    + Giấy chứng tử của người để lại di sản; 

    + Di chúc hoặc văn bản phân chia di sản thừa kế (nếu có);

+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 

+ Hợp đồng mua bán nhà, Hợp đồng tặng cho, Hợp đồng thế chấp tại Ngân hàng (nếu có); 

+ Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có).

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế

Trên đây là bài viết về vấn đề Cháu có được chia tài sản của ông bà không? Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Luật TNHH VIVA chúng tôi để được nhận sự hỗ trợ KỊP THỜI - TẬN TÂM - TRÁCH NHIỆM. Cách thức liên hệ:

Liên hệ qua Hotline: 

093 559 6650 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn; 

096 267 4244 - Ls Trần Trọng Hiếu là người trực tiếp tư vấn.

Liên hệ trực tiếp tại địa chỉ: 

Số 15 đường số 21, phường An Khánh, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Số 60A đường 22, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh;

Liên hệ qua Zalo - Facebook: 

Zalo: 096 267 4244 - Facebook: Viva Law Firm;

Liên hệ qua Email: 

Saigonlaw68@gmail.com

Luatsutronghieu@gmail.com

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách Hàng!

Bài viết mới nhất

Chia tài sản thừa kế là vấn đề được nhiều người quan tâm, không chỉ người nhận thừa kế muốn tìm hiểu mình có quyền được nhận thừa kế không, mà người để lại di sản cũng quan tâm để tài sản mình để lại được đưa đúng người đúng pháp luật.

chia tài sản thừa kế

Zalo
Zalo
Gọi điện SMS Chỉ đường
Hotline tư vấn miễn phí: 096 267 4244